Giáo án Công nghệ 7 Bài 33& 34. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi mới nhất. Nhân giống vật nuôi mói nhất

Ngày soạn://

Ngày dạy:.... .............. Lớp:

TIẾT 34:

BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI

BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi và một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi

- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi

- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức toán học, sinh học vào phân tích tổng hợp

3. Thái độ: Tham gia tích cực trong việc nuôi d­ưỡng, chăm sóc, quản lí giống vật nuôi. Có ý thức vận dụng chọn một số vật nuôi ở gia đình địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II. Thiết bị, tài liệu dạy- học:

GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu

HS: Đọc SGK

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tâp:

A. Hoạt động1: tạo tình huống học tập:5p

* Mục tiêu:

- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi

- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

* Phương thức:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Thảo luận và cho biết có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào?

- Học sinh các nhóm báo cáo kết quả

- Đánh giá nhận xét

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi học sinh trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, GV lựa chọn một sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới: Giống có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi do đó cần phải chọn lọc ra những giống tốt đồng thời phải biết quản lý giống để sử dụng lâu dài. Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta đi vào bài hôm nay: “ Một số ph­­ương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”.

B. Hoạt động2: hình thành kiến thức:

Hoạt động2.1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi

* Mục tiêu:

- Học sinh biết được khái niệm chọn giống vật nuôi

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

? Muốn chọn giống gà tốt thì chọn như thế nào?

HS: Chọn gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.

? Chọn giống vật nuôi là gì?

- Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi

* Mục tiêu:

- Trình bày đ­ược phư­­ơng pháp chọn giống vật nuôi (chọn con đực, con cái đạt tiêu chuẩn); phân biệt đ­ược ph­ương pháp chọn lọc hàng loạt và phư­­ơng pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phư­ơng pháp, vai trò của phư­ơng pháp

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu thảo luận nhóm, ghép các mục a, b, c, d, e với các mục 1, 2, 3, 4, 5 cho phù hợp:

1. Khối lượng

2. Đầu và cổ

3. Thân trước

4. Thân giữa

5. Thân sau

a. Mông nở, đùi to, khấu đùi lớn

b. Lưng dài, bụng gọn, vú đều, có 10-12 vú

c. Vai bằng phẳng, nở nang, ngực sâu, sườn tròn, khoảng cách 2 chân trước rộng

d. Mặt thanh, mắt sáng, mõm bẹ

e. 10kg

HS: Thảo luận theo nhóm ghép được:

a - 5; b - 4; c - 3; d - 2; e - 1.

? Chọn lọc hàng loạt là gì?

GV: Qua các VD trong phiếu học tập em vừa tham gia chọn giống, những con giống được chọn sẽ nuôi dưỡng 1 thời gian khoảng 6 tháng, với điều kiện như nhau rồi căn cứ tiêu chuẩn lợn giống chọn và giữ lạinhứng con tốt nhất để làm giống gọi là kiểm tra năng suất.

? Kiểm tra năng suất là gì?

? Hãy so sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp trên?

HS: Chọn lọc hàng loạt dễ làm, đơn giản hiệu quả chọn lọc thấp. Kiểm tra năng suất độ chính xác cao nhưng khó thực hiện hơn chọn lọc hàng loạt.

GV chú ý: Về bản chất, các cá thể được chọn ở ph­­ương pháp chọn lọc hàng loạt chỉ quan tâm đến các cá thể trong đàn đạt tiêu chuẩn, còn các cá thể đ­ược chọn trong ph­ương pháp kiểm tra cá thể là con của các bố, mẹ tốt (đạt tiêu chuẩn).

1. Chọn lọc hàng loạt.

- Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất.

2. Kiểm tra năng suất.

- Là chọn những con tốt nhất sau khi nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện và thời gian nhất định, các con giống ở chọn lọc hàng loạt.

Hoạt động 2.3:Tìm hiểu về chọn phối

* Mục tiêu:

- Hiểu đ­ược khái niệm chọn phối( trong số những con bố, mẹ đã được chọn lọc, xác định đ­ược cặp bố mẹ, tạo đ­ược đời con có những đặc điểm tốt nhất theo mục đích sản xuất). Phân biệt đ­ược chọn phối và chọn giống vật nuôi. Nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi

- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy đ­ược vd minh hoạ

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tự học

Phương thức

Gợi ý sản phẩm

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Muốn đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải thế nào?

HS: Phải là giống tốt.

? Làm thế nào để phát hiện con giống tốt?
HS: Phải chọn lọc

? Chọn phối là gì?

HS: Trình bày khái niệm

GV: Lấy 2 ví dụ về chọn phối.

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Khi đã có một giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên? Lấy ví dụ?

HS: Cho giao phối.

Ví dụ: Chó Nhật x Chó Nhật

? Có các phương pháp chọn phối nào?

HS: Trả lời được 2 phương pháp

? Hãy tìm các ví dụ khác về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?

1. Thế nào là chọn phối.

- Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.

2. Các phương pháp chọn phối.

- Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm tăng số lượng cá thể của giống đó lên.

- Chọn phối khác giống (lai) là tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 giống khác nhau.

Hoạt động3: luyện tập:

* Mục tiêu: Cho học sinh hệ thống lại nội dung cần nắm được trong bài thông qua một số câu hỏi

- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

* Phương thức:

GV: Đưa ra câu hỏi:

Câu 1: Chọn gà giống: Em hãy ghép nội dung 1,2,3,4 với nội dung a,b,c,d cho phù hợp:

1. Mắt

2. Mỏ

3. Chân

4. Lông

a. Mượt, màu đặc trưng của giống

b. To, thẳng, cân đối

c. Khép kín

d. Sáng, không có khuyết tật

Câu 2: Chọn giống lợn: Em hãy ghép nội dung 1,2,3,4,5 với nội dung a,b,c,d,e cho phù hợp:

1. Số lượng vú

2. Lưng

3. Chân

4. Lông

5. Vai

a. Nở nang

b. Dài, rộng

c. Đặc trưng của giống, thưa, bóng, mượt

d. Có 12 vú trở lên, không vó vú kẹ

e. Thẳng, chắc, cổ chân ngắn, khỏe

Câu 3: Hãy nêu ví dụ về chọn giống vật nuôi? Phân biệt 2 phương pháp chọn giống?

HS: Thảo luận nhóm

* Gợi ý sản phẩm: Các nhóm báo cáo kết quả

Hoạt Động 4:Vận dụng và mở rộng:

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập

- Phát triển năng lực tự học.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

Về nhà hỏi ông, bà, cha, mẹ: Chọn trâu tốt theo kinh nghiệm: ”Sừng cánh lá, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn”. Câu này có ý nghĩa gì?

HS: Tự làm ở nhà

* Gợi ý sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời

IV. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Ngày ... Tháng ....Năm

Ký Duyệt