Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Lý thuyết nói giảm nói tránh

1. Khái niệm

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất,.. của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.

2. Cách nói giảm nói tránh

- Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

VD: Cụ ấy chết rồi => Cụ ấy quy tiên rồi

- Dùng cách nói vòng

VD: Kết quả học tập của con dạo này kém lắm. => Con cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.

- Dùng cách nói phủ định

VD: Bông hoa này xấu lắm => Bông hoa này không đẹp

3. Ví dụ nói giảm nói tránh

– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng. Sử dụng nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.

=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.

– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ

=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.

– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.

– Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng: Cậu thanh niên kia khiếm thị.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

– Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng: Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác.

– Ông ấy bị bệnh nặng sắp chết. Thay thế bằng: Ông ấy bị bệnh nặng sắp mất.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện sự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.

4. Vận dụng

Nói giảm nói tránh nên vận dụng thật linh hoạt trong các tình huống giao tiếp. Nói giảm nói tránh giúp thể hiện sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng với người khác. Đồng thời thể hiện bạn là con người có giáo dục, văn hóa, biết cách ứng xử. Tuy nhiên tùy theo thời điểm mà chúng ta cần phải nói thẳng, nói thật nhất là các sự việc xấu, giúp tố giác cái xấu hoặc giúp họ thay đổi. Như vậy tùy theo trường hợp trong cuộc sống mà áp dụng nói giảm nói tránh thật phù hợp.

II. Nghĩa của từ

1. Khái niệm Nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

3. Ví dụ

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo viên. ... Trong các hệ thống này, học sinh thường trải qua các loại trường khác nhau, tùy nơi tên gọi trường có thể khác nhau nhưng chủ yếu gồm trường tiểu học và trường trung học.

- Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

- Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó.