I. Biện pháp tu từ so sánh
a. Khái niệm
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
b. Cấu trúc của phép so sánh:
Vế 1 (Vế được so sánh) |
+
|
Phương diện so sánh |
+ |
Từ so sánh |
+ |
Vế 2 (Vế dùng để so sánh)
|
*Mẹo: Để nhận biết phép so sánh : Xác định từ so sánh, thường là những từ “là”, “như”
Ví dụ: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
(Vũ Tú Nam)
– Sự vật được so sánh ở đây là “mặt biển”
– Phương diện so sánh là “sáng trong” .
* Mẹo: Trong câu so sánh, để xác định được phương diện so sánh người ta đặt ra câu hỏi “Như thế nào?” .Trong ví dụ trên đây, ta đặt câu hỏi “Mặt biển như thế nào” . và nhận được câu trả lời : “Mặt biển sáng trong”
– Từ so sánh: “như”, nằm giữa vế một và vế hai
– Sự vật dùng để so sánh: “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
c. Phân loại: Các loại so sánh
- Các dạng so sánh được chia theo hai cách dưới đây:
Cách một: Chia theo đối tượng được so sánh
Vế 1 (được so sánh) |
Từ so sánh |
Vế 2 (để so sánh) |
|
So sánh sự vật – sự vật |
Cánh diều |
Như |
Dấu “á” |
So sánh sự vật – con người |
Trẻ em Ngôi nhà |
Như Như |
Búp trên cành Trẻ nhỏ |
So sánh âm thanh – âm thanh |
Tiếng suối |
Như |
Tiếng hát xa |
So sánh hoạt động – hoạt động |
(Con trâu đen) chân đi |
Như |
Đập đất |
Trong nhiều trường hợp, “phương diện so sánh” có thể không xuất hiện trong câu.
Cách 2: Chia theo từ so sánh
Nếu phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…
Vd: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em
So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;“chẳng bằng”; “không bằng”…
VD: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Vì vậy đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém.
II. Biện pháp tu từ nhân hoá
a. Khái niệm
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Ôn lại kiến thức và làm bài tập vận dụng: Soạn bài Nhân hóa
b. Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
Ví dụ:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”