I. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
- Tác giả miêu tả quê hương với những gì bình dị nhất
- Bức tranh quê hương được tác giả vẽ có cả âm thanh và ánh sáng:
- Ánh sáng: nhiều màu sắc, cung bậc từ các khoảng thời gian khác nhau trong ngày:
+ Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe
+ Chói rực của mặt trời
+ Lung linh của vầng trăng khuya
- Âm thanh:
+ Rộn ràng của tiếng nhạc ngựa leng keng
+ Lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của khói
- Không gian: mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả →Ánh sáng đa dạng, âm thanh rộn rã, không gian rộng lớn như níu lòng người con xa quê
- Hình ảnh người con gái Gò Me:
+ Má lúm đồng tuyền
+ Cần cù làm việc, chịu thương chịu khó
+ Véo von giọng hò cổ truyền
+ Làm duyên e thẹn
→ Sự hồn nhiên, chăm chỉ, chịu khó của người con gái Gò Me
II. Tình yêu quê hương của tác giả
- Hình ảnh quê hương cùng những ký ức đẹp thời thơ ấu của tác giả:
+ Hình ảnh quê hương hiện lên bình dị, thân thuộc
+ Cắt cỏ, chăn bò
+ Nằm dưới hàng me
+ Tre thổi sáo
+ Bướm chim bay lượn rập rờn
+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
+ Gió dìu xao xuyến bờ tre
+ Với những điệu hò truyền thống của quê hương
→ Một bức tranh làng quê tươi đẹp với đầy đủ âm thanh, màu sắc.
- Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me
+ Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một lời khẳng định, một giọng nói tự hào của người con khi nhắc về quê hương mình
+ Hàng loạt những khung cảnh gần gũi, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả
+ Hình ảnh những cô gái Gò Me duyên dáng với điệu hò ngọt ngào, sự chăm chỉ chịu khó trong lao động, giản dị trong lối sống, sinh hoạt
→ Một bức tranh quê hương tuyệt đẹp được vẽ bởi người con xa xứ bằng tất cả tấm chân tình, niềm tự hào của mình.