I. Ôn tập kiến thức về dấu câu
- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết.
- Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm.
- Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.
- Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ và không gây ra lầm lẫn.
-> Tác dụng của dấu câu trong tiếng Việt: làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp.
-> Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.
II. Dấu gạch ngang (-)
a. Nhận biết
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại
- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau - Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm
b. Những tác dụng cụ thể
- Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ.
+ Ví dụ: Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung được xây dựng và duy trì từ rất lâu.
- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau.
+ Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ 1945 – 1975.
- Để nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau.
+ Ví dụ: Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đi thành phố Vũng Tàu.
- Dùng để liệt kê những nội dung, bộ phận liên quan.
- Để ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
- Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường được đặt đầu dòng.
III. Bài tập minh họa
Bài tập: Đọc đoạn hội thoại sau, nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp dưới đây:
Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.
Chào bác - Em bé nói với tôi.
Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.
Thưa bác, cháu đi học.
Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?
Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.
Nhà cháu không có than ủ ư?
Thưa bác, than đắt lắm.
Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?
Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:
Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....
(Theo A.Đô-đê)
a. Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì?
- (1) Chào bác! - (2) Em bé nói với tôi.
- (1) Cháu đi đâu vậy? - (2) Tôi hỏi em.
b. Các dấu gạch ngang còn lại trong đoạn hội thoại dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung Những tác dụng cụ thể của dấu gạch ngang để phân tích tác dụng của các dấu gạch ngang trong bài
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang | Tác dụng |
a. (1) Chào bác! - (2) Em bé nói với tôi. (1) Cháu đi đâu vậy? - (2) Tôi hỏi em. |
- Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu phía dưới có tác dụng đánh dấu phần chú thích trong câu: + (1) Chào bác! - (2) Em bé nói với tôi. -> Giải thích lời chào ấy là lời của em bé, em chào nhân vật tôi + (1) Cháu đi đâu vậy? - (2)Tôi hỏi em. -> Giải thích lời hỏi đó là lời của “tôi” |
b. Các dấu gạch ngang còn lại trong đoạn hội thoại
|
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại |