I. Hình ảnh người mẹ
- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.
- Hình ảnh mẹ gán liền với những sinh hoạt giản dị, đời thường:
+ Nhặt lá về đun bếp
+ Thổi cơm nếp
- Khi người con “thèm bát xôi mùa gặt” người mẹ liền “nhặt lá về đun bếp” để nấu lại món ăn của quê hương mà người con yêu thích.
--> Người mẹ cả đời hi sinh tần tảo vì con
II. Tình cảm người con dành cho mẹ
- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình là: khi khói bếp bay ngang tầm mắt, nhớ mùi xôi, nhớ hương vị quê hương do tay mẹ nấu sau bao năm xa cách.
- Trong kí ức của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên vô cùng mộc mạc, hiền từ, chịu thương chịu khó và yêu thương con hết mực.
- Người con đã nhớ về mẹ với bao kí ức tuổi thơ dạt dào, với hương vị quê hương “Con làm sao quên được”.
- Nhưng khi so sánh tình yêu thương mẹ với tình yêu nước thì người con sẵn sàng “Chia đều nỗi nhớ thương”. Bởi đó là tình cảm thiêng liêng dành cho cội nguồn, cho dân tộc, tình yêu dành cho mẹ đã hòa chung vào tình yêu lớn, đó chính là tình yêu đất nước.
- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương, nhớ về quê hương, người con lại nhớ về mẹ của mình, nhớ mùi vị xôi nếp mỗi khi mẹ nấu cho ăn. Dù có ở đâu đi chăng nữa, thì hương vị quê hương là một cái gì đó đọng lại rất khó phai mà đi đâu ta cũng luôn nhớ về.
- Tình yêu dành cho mẹ đã hòa chung với tình yêu quê hương, đất nước.
--> Người con luôn dành thứ tình cảm đặc biệt, thiêng liêng cho mẹ của mình nhưng khi thứ tình cảm đó đặt lên bàn cân với tình yêu đất nước thì người con sẵn sàng “chia đều nỗi nhớ thương”.