I. Tìm hiểu chung về Người thầy đầu tiên
a. Xuất xứ
- Sáng tác năm 1962
- Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
b. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
c. Bố cục: 4 phần
- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai
- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”): Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai
- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai
- Phần 4 (còn lại): Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai
d. Thể loại: truyện ngắn
e. Phương thức biểu đạt: tự sự
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Người thầy đầu tiên
a. Giá trị nội dung
- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.
- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị
- Lối viết hấp dẫn, thú vị