I. Hình ảnh người lính trẻ
- Câu chuyện về cuộc đời người lính:
+ Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều.
+ Anh đã đi vào cuộc chiến tranh ở tuổi thanh xuân của mình, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa.
+ Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi Trường Sơn.
+ Anh là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét.
+ Anh ngồi dưới cội mai vàng với bao nhớ thương.
- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính:
+ Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
+ Hi sinh anh dũng.
+ Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").
+ Mộng mơ ("mắt như suối biếc, vai đầy núi non",...)
=> Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.
II. Tình cảm của đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh
- Luôn ghi nhớ hình ảnh của những người lính đã hi sinh, lấy đó làm động lực, thôi thúc để sống và chiến đấu:
"Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo"
- Tưởng nhớ, những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh với lòng biết ơn và quý mến:
"Theo chân người lính
Về từ núi xanh"
=> Qua đó thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của toàn thể nhân dân đối với những người lính anh dũng đã hi sinh cho dân tộc Việt Nam.