Soạn bài Gặp lá cơm nếp

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

Câu 1 (trang 44 SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)

Đề bài: Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Phương pháp giải:

Em đọc lại hai bài thơ này và có thể kẻ bảng để so sánh các tiêu chí: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của 2 bài thơ

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng

4 tiếng

Cách gieo vần

vần chân

vần chân

Nhịp thơ

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3

Chia khổ

4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt

9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt

 

Câu 2 (trang 44 SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)

Đề bài: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ để tìm những chi tiết liên quan đến người mẹ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Trên đường hành quân ra trận, anh gặp lá cơm nếp - một loài cây nhỏ, mọc hoang, có hương thơm giống cơm nếp nên được đặt tên là lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã gợi anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi => Nhận xét: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh. Thông qua hoàn cảnh đó, người đọc nhận thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, giản dị, mộc mạc, chất phác, rất yêu thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn

Câu 3 (trang 44 SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)

Đề bài: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, chú ý các đối tượng mà tác giả nhắc đến và biểu lộ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước thể hiện qua các câu thơ “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh. Người lính ấy biết tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính miền quê yêu dấu của mình. Chính vì vậy mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.

Câu 4 (trang 44 SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)

Đề bài: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Từ những tình cảm được thể hiện trong văn bản, em hình dung về người con trong bài thơ và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Từ đó, ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là một người lính xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh. Người lính ấy đồng thời cũng là người con yêu nước, khi trong long anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc

Câu 5 (trang 44 SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)

Đề bài: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, đọc kĩ bài thơ để cảm nhận thêm về tác dụng của thể thơ với nội dung bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân…

=> Bài thơ ngắn, toàn bà chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vấn chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ.