I. Khái niệm phó từ
Phó từ là những từ ngữ thường chuyên đi kèm nhằm bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ.
Ví dụ:
- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…
- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá… Lưu ý:
- Phó từ là một loại hư từ nên không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Còn danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất nên được gọi là thực từ.
- Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.
+ “Đang đi/ Sẽ học/Luôn tốt” => Các phó từ “đang, sẽ, luôn” đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ “đi, học” và tính từ “tốt”
+ Không thể đi kèm với các danh từ như “Đang học sinh/Sẽ giáo viên/Luôn công nhân”
II. Phân loại phó từ
* Phó từ được phân chia thành hai nhóm:
- Phó từ đi kèm danh từ: Phó từ làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật.
+ Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, tùng,...
+ Ví dụ: Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Phó từ những trước danh từ bức vẽ chỉ số lượng.
- Phó từ đi kèm động từ, tính từ: Phó từ làm thành tố phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa liên quan đến hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở động từ hoặc tính từ (quan hệ thời gian, sự tiếp diện tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, mức độ, kết quả,..).
+ Ví dụ:
Hãy nhìn tôi đây! Phó từ hãy trước động từ nhìn chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh.
Em thông minh lắm. Phó từ lắm sau tính từ thông minh chỉ mức độ.