Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Định hướng Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

a) Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. Ví dụ:

- Trao đổi về hiện tượng thiếu tôn trọng trong giao tiếp.

- Trao đổi về nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

b) Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ năm chữ,...).

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi.

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiệu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trong các ý kiến khác.

II. Hướng dẫn quy trình Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

a. Chuẩn bị

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

- Nhớ lại những trải nghiệm của em

- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói

b. Tìm ý và lập dàn ý

 Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận

- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi

Nói và nghe

- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kể lại truyện trước tổ hoặc lớp.

- Chú ý đảm bảo nội dung và cách kể để câu chuyện trở nên hấp dẫn.

c. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Nhớ lại, rút kinh nghiệm về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:

+ Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân.

+ Nội dung truyện đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?

+ Nội dung, chi tiết, lời kể và cách kể của mình có gì sáng tạo?