Câu 1 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Đoạn trích có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại văn bản và xác nhận mối quan hệ giữa các nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Bốn nhân vật trong đoạn trích là: An, Cò, tía nuôi và má nuôi
- Mối quan hệ của bốn nhân vật: An được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi, anh em của thằng Cò. An đã được sống cùng với gia đình ba người họ như một gia đình hạnh phúc bình thường.
Câu 2 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả hành động và cử chỉ của tía nuôi An
Tía nuôi của An là một người lao động dày dạn kinh nghiệm, tính cách mạnh; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên. Những vẻ đẹp đó được thê rhiejen qua ngoại hình, qua cách ứng xử của ông với cậu bé An, với thiên nhiên. Một số chi tiết tiêu niểu:
- Hình dáng bên ngoài của tía nuôi An toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm: vóc dáng khỏe mạnh. vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát...
- Lời nói, cách cư xử của ông với An thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương dành cho cậu con nuôi: nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ ngơi; chú tâm chăm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng...
- Ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trộng sự sống
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.
Bài tham khảo 2:
Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già.
Câu 3 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại văn bản đoạn miêu tả cảnh sắc rừng U Minh để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An. Nhân vật An đã quan sát, cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, đầy chất thơ của rừng U Minh: buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành; buổi trưa tràn đầy nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên: những loài cây thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng con chim vụt bay lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ; thế giới đầy bí ẩn của loài ong...
- Những bức tranh thiên nhiên cho thấy An có khả năng quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
Câu 4 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích từ “Qủa là tôi đã mệt…gì nữa là!”
Lời giải chi tiết:
Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam. Chi tiết nhân vật “tôi” suy nghĩ về nhân vật Cò “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…” đã cho thấy điều đó.
Câu 5 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật An
Lời giải chi tiết:
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
=> An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Câu 6 (trang 24, SGK KNTT Ngữ văn 7, tập 1)
Đề bài: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, nêu cảm nhận của em
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn trích, em thấy con người và rừng phương Nam thật đẹp và đặc biệt. Con người nơi đây có vốn sống phong phú vừa có những nét sắc sảo, tự do,từng trải, vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên. Còn thiên nhiên đất rừng nơi đây quả thật rất hùng vĩ, đó vừa là sự hoang sơ của các cây già, đó là sự nên thơ của sinh vật trong rừng,….