I. Tìm hiểu chung Trở gió
a. Xuất xứ
- Trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
b. Bố cục
+ Phần 1 (Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”): Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.
+ Phần 2 (Còn lại): Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.
c. Thể loại: tạp bút
d. Phương thức biểu đạt: tự sự
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Trở gió
a. Giá trị nội dung
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.