PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Định nghĩa: Phản ứng tráng gương là phản ứng đặc trưng của những chất có nhóm chức anđehit tác dụng với Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 sinh ra Ag bám vào thành bình tạo lớp gương sáng.
* Viết sơ đồ phản ứng
- Tráng gương trực tiếp
C6H12O6 $\xrightarrow{{}}$ 2Ag (glucozơ, fructozơ)
C12H22O11 (Mantozơ) $\xrightarrow{{}}$ 2Ag
- Thủy phân xong, lấy sản phẩm tráng gương :
C12H22O11 $\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}}}$ 2C6H12O6 $\xrightarrow{{}}$ 4Ag (mantozơ, saccarozơ)
(C6H10O5) $\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}}}$nC6H12O6 $\xrightarrow{{}}$ 2nAg
* Tìm mối liên hệ giữa dữ kiện cần tìm với dữ kiện ban đầu
- Tráng gương trực tiếp: nAg = 2nglu = 2nfruc = 2nman
Saccarozơ thủy phân sinh ra 1 glu + 1fruc và cả 2 chất này đều có phản ứng tráng gương do đó:
+ Phản ứng thủy phân hoàn toàn: nAg = 4nSac = 4nMan
+ Phản ứng thủy phân không hoàn toàn: nAg = 2nglu + 2nfruc + nman dư
- Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ khi thủy phân đều sinh ra C6H12O6 (glucozơ hoặc fructozơ) nên sản phẩm của phản ứng thủy phân đều có phản ứng tráng gương.
- Với mantozơ sau khi thủy phân thì cả sản phẩm và bản thân mantozơ dư sau thủy phân cũng tráng gương được.
- Các Ank -1- in tác dụng được với Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 sinh ra kết tủa màu vàng là phản ứng thế ion kim loại không phải là phản ứng tráng gương.
- Với bài toán có hiệu suất cần chú ý:
+ A $\xrightarrow{{{H}_{{}}}}$ B ( H là hiệu suất phản ứng)
$H\% = \frac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% $
+ A $\xrightarrow{{{H}_{1}}}$ B $\xrightarrow{{{H}_{2}}}$ C$\xrightarrow{{{H}_{3}}}$ ......( H1, H2 , H3...là hiệu suất phản ứng)
=> Hiệu suất cả quá trình H = H1 . H2 . H3 .......