Lý thuyết về este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý)

Bài viết trình bày định nghĩa, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của este

I. ĐỊNH NGHĨA, ĐỒNG PHÂN, DANH  PHÁP

1. Định nghĩa

VD: CH3COOH + C2H5OH $\overset {{H_2}S{O_4},\,{t^0}} \leftrightarrows $ CH3COOC2H5  + H2O

=>ĐN: Khi ta thay thế nhóm (-OH) trong phân tử axit bằng gốc (-OR') thì thu được este

RCOOH  → R - COOR' (R' ≠ H)

Chú ý:Cách viết khác của este

R - COO - R' hoặc R' - OOC - R  hoặc R' - OCO - R (R'≠ H)

R là gốc xuất phát từ axit, còn R' là gốc xuất phát từ ancol

* Công thức của este đa chức

Lý thuyết về este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) - ảnh 1

2. Đồng phân

- Đồng phân của este no, đơn chức, mạch hở: RCOOR hoặc CnH2nO2 (n≥ 2)

- Cách viết đồng phân este:

Bước 1: Tính k (tổng số liên kết π và vòng trong phân tử), tìm số liên kết π trong gốc hidrocacbon.

Bước 2: Viết các đồng phân của este fomat HCOOR’ (R’ mạch không nhánh, có nhánh).

Bước 3: Thực hiện chuyển lần lượt 1 cacbon từ gốc R’ sang gốc R cho đến khi R’ chỉ còn 1 cacbon thì dừng lại.

VD:Viết đồng phân của este có CTPT sau: C4H8O2

Bước 1:  k =\(\frac{{2 + 2.4 - 8}}{2} = 1\). Vì este đơn chức có 1 liên kết π trong nhóm COO nên gốc R và R’ đều là gốc hidrocacbon no.

Bước 2: Viết đồng phân este trên theo thứ tự như sau:

                        1. H - COO - CH2 - CH2 - CH3

                        2. H - COO - CH (CH3) - CH3

                        3. CH3 - COO - CH2 - CH3

                        4. CH3 - CH2 - COO - CH3

Bước 3: Ta thấy ở đồng phân thứ 4: R’ chỉ còn 1C nên đã là đồng phân cuối cùng, nếu tiếp tục chuyển 1C qua R thì R’ trùng H (axit cacboxylic)

Chú ý:

-Công thức tính nhanh số đồng phân este no, đơn chức CnH2nO2 : 2n-2(2< n< 5)

- Phân biệt đồng phân (tính cả đồng phân hình học) ≠ đồng phân cấu tạo (không tính đồng phân hình học)

- Ứng với công thức CnH2nO2 có các loại đồng phân mạch hở sau:

+) Axit no, đơn chức: C2H5COOH

+) Este no, đơn chức: CH3COOCH3

+) Anđehit – rượu: HO – CH2 – CH2 – CHO

+) Xeton – rượu: CH3 – CO – CH2OH

+) Anđehit – ete: CH3 – O – CH2 – CHO

+) Xeton – ete: CH3 – O – CH2 – CO – CH3

3. Danh pháp: R - COO - R'

a. Nếu ancol đơn chức R’OH:

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

VD:

CH3COOC2H5:                       etyl axetat

CH2=CH-COO-CH3:              metyl acrylat

H-COO-CH(CH3)-CH3          iso propyl fomat

b. Nếu ancol đa chức:

Tên este = tên ancol + tên gốc axit ("ic" → "at")

Lý thuyết về este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) - ảnh 2

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Trạng thái:  Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn ( như mỡ động vật, sáp ong …)

2.Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.

3.Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.

4. Đa số các este có mùi thơm đặc trưng:

- Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2: mùi chuối

- Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC2H5: mùi dứa

- Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng…

Câu hỏi trong bài
Câu 6:

 

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:

+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.

+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).

Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).

"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.

Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm vào một ít bột natripeoxit.

Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2

2H2O2 → 2H2O + O2

Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là