Nhỏ từ từ dung dịch H+ vào dung dịch CO2−3, HCO−3 và ngược lại là những dạng toán rất phổ biến trong các đề thi tuyển sinh trong những năm gần đây. Do cách giải 2 dạng toán này khác nhau nên các em cần biết để xử lí.
TH1: NHỎ TỪ TỪ DUNG DỊCH H+ VÀO DUNG DỊCH HỖN HỢP GỒM HCO−3VÀ CO2−3
Nguyên tắc giải các bài toán nhỏ dung dịch H+ vào dung dịch gồm CO2−3và HCO−3 là trước hết CO2−3 sẽ nhận H+ để tạo HCO−3
CO2−3+ H+→ HCO−3
Chỉ khi cho toàn bộ CO32- đã chuyển hết thành HCO−3 mới xảy ra tiếp phản ứng giải phóng khí CO2
HCO−3+ H+→ CO2+ H2O
Công thức giải nhanh:
Nếu: nH+<nHCO−3+2.nCO2−3 (H+ phản ứng hết) thì nCO2 =nH+−nCO2−3
Nếu: nH+≥nHCO−3+2.nCO2−3=> bảo toàn C: nCO2 =nHCO−3+nCO2−3
TH2: NHỎ TỪ TỪ DUNG DỊCH HỖN HỢP GỒM HCO−3VÀ CO2−3VÀO DUNG DỊCH H+
Do HCO−3 và CO2−3 luôn tiếp xúc với lượng dư dung dịch H+ nên xảy ra đồng thời 2 phản ứng tạo khí CO2
HCO−3+ H+ →CO2+ H2O x x xCO2−3+2H+→ CO2+ H2O y 2y y
Do mỗi dung dịch hỗn hợp nhỏ xuống đều chứa HCO−3 và CO2−3 với số mol ion trong từng giọt tỉ lệ tương ứng với số mol ban đầu của mỗi ion nên để tính số mol CO2 (x + y) ta giải hệ
{xy=nHCO−3nCO2−3x+2y=nH+
Công thức giải nhanh: nCO2=nH+.(k+1)k+2 (với k=nHCO−3nCO2−3)