Giả sử phản ứng khử oxit kim loại xảy ra hoàn toàn thì PTHH là:
yH2+ RxOy → xR + y H2O (1)
yCO+ RxOy → xR + yCO2 (2)
Phương pháp giải thường sử dụng cho dạng này :
+ Bảo toàn khối lượng :mH2/CO + moxit = mchất rắn + mH2O/CO2
+ Bảo toàn nguyên tố :
Từ (1), (2) - Bảo toàn oxi: nO (trong oxit) = nH2 = nCO phản ứng
- Bảo toàn C: nCO ban đầu = nhỗn hợp CO, CO2 sau phản ứng
+ Bảo toàn electron : ne cho = ne nhận
+ Tăng giảm khối lượng :
- mchất rắn giảm = mO (oxit trong oxit bị khử)
- Đổi 2 mol Cl bằng 1 mol SO4 khối lượng tăng = 96 – 35,5.2 = 25 gam
- Đổi 2 mol OH bằng 1 mol SO4 khối lượng tăng = 96 – 2.17 = 62 gam
- Đổi 1 mol CO3 bằng 1 mol SO4 khối lượng tăng = 96 – 60 = 36 gam
- Đổi 1 mol CO3 bằng 2 mol Cl khối lượng tăng = 2.35,5 – 60 = 11 gam
Tùy thuộc vào mỗi bài toán cụ thể ta có cách đổi khác nhau sao cho bảo toàn hóa trị của gốc đó (gốc hóa trị II đổi lấy 2 gốc hóa trị I và ngược lại).
- Sản phẩm sau phản ứng có thể được tính thông qua các phản ứng phụ khác.
+ Ví dụ 1: hỗn hợp CO, CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 / Ba(OH)2
+ Ví dụ 2: hỗn hợp Al, Al2O3 tác dụng với NaOH
+ Ví dụ 3: hỗn hợp M, MxOy tác dụng với axit