Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin

Bài viết trình bày khái niệm amin. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và theo bậc của amin. Cách gọi tên amin bậc I, bậc II và bậc III

I. KHÁI NIỆM

  • Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

           Ví dụ :     CH3NH2   ;  CH3NHCH3;  CH2=CHCH2NH2 ; C6H5NH2

  • Công thức chung của dãy đồng đẳng amin: CnH2n+2-2a+kNk.
  • Amin no đơn chức mạch hở: CnH2n+3N hay CnH2n+1NH2

II. PHÂN LOẠI

      Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất :

a) Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon

  • Amin thơm : anilin C6H5NH2,…
  • amin béo (amin no) : etylamin,…
  • amin dị vòng : piroliđin,…

b) Theo bậc của amin

  • Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđrocacbon. Theo đó các amin được phân loại thành : amin bậc I, bậc II hay bậc III.

Ví dụ :   CH3CH2CH2NH2                  CH3CH2 NHCH3                     (CH3)3N

                   amin bậc I                              amin bậc II                     amin bậc III

III. DANH PHÁP

  • Amin bậc I (RNH2) có 2 cách gọi tên

Cách 1: Tên gốc hiđrocacbon + amin

Cách 2: Tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

Ví dụ: Tên gọi của một số amin

Hợp chất

Tên gốc - chức

Tên thay thế

Tên thường

CH3NH2

Metylamin

Metanamin

 

C2H5NH2

Etylamin

Etanamin

 

CH3CH2CH2NH2

Propylamin

Propan - 1 – amin

 

CH3CH(NH2)CH3

Isopropylamin

Propan - 2 – amin

 

H2N(CH2)6NH2

Hexametylenđiamin

Hexan - 1,6 – điamin

 

C6H5NH2

Phenylamin

Benzenamin

Anilin

CH2=CHCH2NH2

Anlylamin

Prop-2-en-1-amin

 

  • Amin bậc II hoặc bậc III đọc theo tên gốc chức: 

        Tên gốc hiđrocacbon + amin

        CH3NHC2H5 : Etylmetylamin

        (CH3)3 N : Trimetylamin