Lý thuyết về amino axit

Bài viết giới thiệu định nghĩa, cấu tạo phân tử và danh pháp của amino axit. Tính chất vật lí của amino axit

I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức : nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

Ví dụ : H2N – CH2 – COOH, CH3 – CH(NH2) – COOH

- CTTQ của aminoaxit bất kì: (NH2)xR(COOH)y hoặc (NH2)xCnH2n+2-2k-x-y(COOH)y

→ CTTQ của aminoaxit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH (x = 1; y = 1; k = 0) :  CnH2n+1NO2

2. Cấu tạo phân tử

- Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

Lý thuyết về amino axit - ảnh 1

3. Danh pháp

a) Tên thay thế:

Axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: 

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống:

Axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

Lý thuyết về amino axit - ảnh 2

Ví dụ: 

CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic 

H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic 

c) Tên thông thường:

Ví dụ: H2N–CH2–COOH : glyxin (Gly)

Bảng các aminoaxit cần nhớ :

Lý thuyết về amino axit - ảnh 3

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- chất rắn không màu, vị hơi ngọt.

- dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

- nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

- $t_{s}^{o}$aminoaxit > $t_{s}^{o}$axit  >$t_{s}^{o}$ancol > $t_{s}^{o}$amin