I. BẠC - Ag
1. Tính chất
- Bạc là kim loại nặng, có màu trắng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.
- Bạc không bị oxi hóa trong không khí ở bất kì nhiệt độ nào; tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng.
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với nước hoặc không khí ẩm có chứa H2S:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ (đen) + 2H2O
2. Ứng dụng
- Bạc tinh khiết dùng để chế tác đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc, chế tạo các linh kiện,¼
- Chế tạo một số hợp kim chế tác đồ trang sức, đúc tiền.
- Ion Ag+ có khả năng sát trùng, diệt khuẩn
3. Trạng thái tự nhiên
- Phần lớn ở dạng hợp chất lẫn trong quặng đồng, quặng chì.
II. VÀNG - Au
Vàng là kim loại chuyển tiếp ở chu kì 6, nhóm IB. Trong các hợp chất, vàng có số oxi hóa phổ biến là +3.
1. Tính chất
- Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (sau Ag và Cu).
- Vàng không bị oxi hóa bởi oxi và các axit có tính oxi hóa, chỉ bị hòa tan trong nước cường toan (dung dịch hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc) và tan trong dung dịch xianua của kim loại kiềm
Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 2H2O + NO
2. Ứng dụng của vàng
- Chế tạo đồ trang sức.
3. Trạng thái tự nhiên và điều chế vàng
- Trong tự nhiên, vàng ở trạng thái tự do, phân tán trong các lớp đất, cát
- Phương pháp thủy luyện: dùng dung dịch NaCN hòa tan những hạt vàng lẫn trong cát đất.
III. NIKEN - Ni
Niken là kim loại chuyển tiếp nằm ở ô số 28, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
1. Tính chất
- Ni là kim loại màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn
- Ni có tính khử yếu hơn sắt, không tác dụng được với nước và oxi không khí ở nhiệt độ thường. Không tác dụng với axit thường do trên bề mặt có lớp oxit bảo vệ.
2. Ứng dụng
Niken được dùng để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và chịu nhiệt cao. Chẳng hạn như:
- Hợp kim Inva Ni - Fe có hệ số giãn nở rất nhỏ, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến, replay nhiệt.
- Hợp kim Cu - Ni có tính bền vững cao, không bị nước biển ăn mòn, được dùng để đúc chân vịt tàu biển, tuabin cho động cơ máy bay.
- Dùng trong kĩ thuật mạ điện, chế tạo ắc – qui, dùng làm chất xúc tác.
IV. KẼM - Zn
Kẽm là kim loại chuyển tiếp nằm ở ô số 30, chu kì 4, nhóm IIB. Trong các hợp chất, kẽm có số oxi hóa là +2.
1. Tính chất
- Zn là kim loại có màu lam nhạt. Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên có màu xám
- Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi ZnO thì rất độc.
- Zn là một kim loại khá hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt. Phản ứng với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, …
2. Ứng dụng
- Mạ (hoặc tráng) để bảo vệ bề mặt các dụng cụ, thiết bị bằng sắt, thép để chống gỉ, chống ăn mòn.
- Chế tạo hợp kim, pin điện hóa.
- ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...
3. Trạng thái tự nhiên và điều chế
- Trong tự nhiên, Zn tồn tại dưới dạng hợp chất của quặng ZnS (sphalerit), ZnCO3,...
V. CHÌ - PB
Chì nằm ở ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6 trong bảng tuần hoàn.
Trong hợp chất, chì có số oxi hóa là +2 và +4, trong đó số oxi hóa phổ biến và bền hơn là +2.
1. Tính chất
- là kim loại có màu trắng hơi xanh, có khối lượng riêng lớn, dễ dát thành lá mỏng.
- Pb hầu như không tác dụng với axit thường (HCl, H2SO4 loãng) vì tạo thành muối không tan bảo vệ.
- Chì và các hợp chất của chì đều rất độc. Một lượng chì vào cơ thể sẽ gây ra bệnh làm xám men răng và có thể gây rối loạn thần kinh.
2. Ứng dụng
Chì được dùng để chế tạo các bản cực ắcquy, vỏ dây cáp, đầu đạn và dùng để chế tạo thiết bị để bảo vệ các tia phóng xạ.
VI. THIẾC - SN
1. Tính chất
- Sn thể hiện hóa trị IV khi tác dụng với oxi: Sn + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SnO2
- Sn thể hiện hóa trị II khi tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng: Sn + 2HCl → SnCl2 + H2
2. Ứng dụng
- Dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây), dùng trong công nghiệp thực phẩm.
- Lá thiếc mỏng (giấy thiếc) dùng trong tụ điện. Hợp kim Sn - Pb dùng để hàn.
- SnO2 được dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh mờ.