I. NHẬN BIẾT 1 SỐ CHẤT KHÍ
a) Nguyên tắc:
Dựa vào tính chất vật lý (màu sắc, mùi, tính tan) hoặc tính chất hóa học đặc trưng của chất khí để nhận biết.
b) Bảng tổng hợp nhận biết 1 số chất khí
Khí |
Tính chất vật lý |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Phương trình phản ứng |
CO2 |
Không màu, không mùi, tan trong nước |
dd nước vôi trong |
Kết tủa trắng |
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O |
SO2 |
Không màu, mùi hắc, tan trong nước |
dd nước Br2 |
Nước Br2 bị mất màu hoặc nhạt màu |
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 |
Cl2 |
Màu lục nhạt, mùi hắc, tan trong nước |
Giấy tẩm KI và hồ tinh bột |
Xuất hiện màu xanh |
Cl2 + KI → 2KCl + I2 (tạo với tinh bột chất màu xanh) |
H2S |
Không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước |
dd Pb(NO3)2hoặc PbCl2 |
Kết tủa màu đen |
H2S + Pb2+ → PbS↓ + 2H+ |
NH3 |
Không màu, mùi khai, tan nhiều trong nước |
Quỳ tím ẩm |
Hóa xanh |
NH3 + H2O → NH4+ + OH- |
NO2 |
Màu nâu đỏ, mùi hắc, ít tan trong nước |
H2O + O2 + bột Cu |
NO2 tan trong nước O2 làm tan bột Cu tạo dd màu xanh |
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2+ 2NO + 4H2O |
II. NHẬN BIẾT CHẤT RẮN
Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:
Bước 1: Thử tính tan trong nước.
Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3…)
Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.