Giáo án Địa lý 10 Ngoại khóa: Tìm hiểu thêm về chuyển động của Trái đất và hệ quả của chuyển động đó mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 8

Lớp

Ngày dạy

NGOẠI KHÓA: TÌM HIỂU THÊM VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG ĐÓ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết thêm một số thông tin, kiến thức về chuyển động của Trái Đất

- Giải thích được nguyên nhân gây ra các hệ quả của chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng mô hình, hình vẽ để giải thích các hệ quả chuyển động của trái đất.

3. Thái độ:

- Nhận thấy được những vai trò của các hệ quả chuyển động của Trái đất đến sinh hoạt hàng ngày.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ)

I.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

-Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình, video.

2.Phương tiện:

-Các video về hệ quả chuyển động tự quay, quanh quanh mặt trời

-Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp

3.Hoạt động khởi động:

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu các chuyển động của Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động cá nhân

-Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, gợi mở.

-Thời gian: 13 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV cho HS quan sát video về các hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động của trái đất, hãy nêu 2 chuyển động chính của trái đất, 3 đặc điểm của chuyển động tự quay, 3 đặc điểm của chuyển động quay quanh mặt trời

Bước 2: HS quan sát, trả lời

Bước 3: GV tổng kết và chuẩn lại kiến thức

I. Các chuyển động chính

- 2 chuyển động chính: Tự quay và quay quanh mặt trời

- Tự quay

+ Hướng: T-Đ

+ Nghiêng: 23027’

+ Thời gian: 24h

- Quanh Mặt Trời

+ Quỹ đạo: elip, hướng T-Đ

+ Nghiêng: 23027’, không đổi phương

+ Thời gian: 365 ngày 6 h

v Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm về các hệ quả chuyển động của Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

-Thời gian: 25 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- GV: Cho học sinh quan sát các video về:

+ Ngày, đêm

+ Mùa

+ Thời gian khác nhau theo mùa, vĩ độ

+ Nếu trái đất đứng yên, không quay

Quan sát video cuối cùng về trái đất đứng yên, nêu những hệ quả khi trái đất đứng yên

Bước 2: HS quan sát trả lời

Bước 3: GV tổng kết và chuẩn lại kiến thức

II. Hệ quả của các chuyển động

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1.Hoạt động củng cố (5 phút)

Chọn đáp án đúng

Câu 1: Khi nào được coi là Mặt Trời lên thiên đỉnh:

A.Thời điểm Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời địa phương?

B. Khi tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất

A.Khi tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống chí tuyến Nam

B.Khi tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống chí tuyến Bắc

Câu 2: Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm là gì:

A.Chuyển động lên xuống giữa hai chí tuyến của Mặt Trời do Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời sinh ra

B.Sự đi lên đi xuống có thật của Mặt Trời trong năm

C.Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm trong vòng hai chí tuyến

D.Các ý trên

Câu 3: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian?

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 4: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là?

A.Tp . Hồ Chí Minh.B. Nha Trang.C. Vinh.D. Hà Nội

Câu 5: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian?

A.21 – 3.B. 22 – 6.

C. 23 – 9.D. 22 – 12.

Câu 6: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là?

A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6.B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9

C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 .D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Câu 7: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian?

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 8: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian?

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 9: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày căng dài ra, đêm căng ngắn lại?

A. Mùa hạ.B. Mùa đông.C. Mùa xuân.D. Mùa thu

2.Tổng kết

Hoàn thành sơ đồ tư duy vào vở

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH