Ngày soạn: 1/8/2019
Tiết : 25
Lớp |
|||
Ngày dạy |
CHƯƠNG VI: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÝ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm của lớp vỏ địa lí
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lãnh thổ
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.
3. Thái độ:
- Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
-Đàm thọai gợi mở
-Thảo luận nhóm
-Thuyết trình
-Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý
2. Phương tiện:
-Các hình trong SGK phóng to.
-Bản đồ thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
Giải thích nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai TV và đất theo độ cao?
3.Hoạt động khởi động:
Có nhận định: “Do tác động của biến đổi khí hậu làm cho băng ở 2 cực tan => nước biểndâng => ảnh hưởng đến hâù hết các nước ven biển trên thế giới”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ vào bài “ Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý”.
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp vỏ địa lí
-Hình thức: Hoạt động cả lớp.
-Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở
-Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1:Dựa vào SGK, hình 20.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: - Lớp vỏ địa lí là gì? - Thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí? - Độ dày lớp vỏ địa lí? - Phân biệt lớp vỏ địa lí với lớp vỏ trái đất (độ dày, thành phần cấu tạo) Bước 2: Hs trả lời Bước 3: Gv chuẩn Mở rộng: + Ví dụ sự thay đổi nhiệt độ từ chân núi, đỉnh núi Đại Tuệ tác động đến đất, sinh vật. ð Các thành phần tự nhiên có phụ thuộc nhau không? có phát triển theo quy luật không? |
vLớp vỏ địa lí - Khái niệm: là lớp vỏ của Trái Đất mà ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các lớp vỏ bộ phận. - Độ dày: + 30-35 km + Dưới tầng odon – đáy (Đại Dương), lớp vỏ phong hóa (lục địa) - Thành phần: khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thạch quyển. |
v Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
-Hình thức: Hoạt động cá nhân nhóm.
-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não.
-Thời gian: 25 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1:Dựa vào hiểu biết của bản thâ, kết hợp với ví dụ phần 1 và SGK, cho biết: - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí là gì? - Biểu hiện của quy luật này là gì? - Gv chia lớp thành 3 nhóm, dựa vào kiến thức đã học, hãy thảo luận trong vòng 3 phút + Nhóm 1: Tìm hiểu ví dụ 1 SGK, lấy thêm 1 ví dụ. + Nhóm 2: Tìm hiểu ví dụ 2 SGK, lấy thếm 1 ví dụ. + Nhóm 3: Tìm hiểu ví dụ 3 SGK, lấy 1 ví dụ cụ thể. - Nguyên nhân tạo nên quy luật này là gì? - Nêu VD về các tác động tiêu cực của con người vào TN, gây ảnh hưởng đến cảnh quan? - TS lại phải nắm vững qui luật thống nhất và hoàn chỉnh? - Bước 2: - HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức |
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1.Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. 2. Nguyên nhân: - Các thành phần của lớp vỏ địa líđều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực. - Các thành phần luôn xâm nhập, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, gắn bó với nhau à Tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. 3. Biểu hiện của qui luật - Khi một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổicác thành phầncòn lại và toàn bộ lãnh thổ. 4. Ý nghĩa - Dự báo trước sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng. - Trong khai thác tự nhiên, cần nhìn nhận trong mối quan hệ tổng thể giữa các thành phần tự nhiên, giữa tổng thể này với tổng thể khác theo một quá trình. * Bài học. - Cần nghiên cứu kĩ càng, toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước khi đưa vào sử dụng chúng. - Cần khai thác, sử dụng hợp lí nhằm phát triển bền vững đảm bảo cân đối về kinh tế - xã hội – môi trường. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (2 phút)
Qua bài học này, em hãy nêu một thông điệp đối với con người trên Trái Đất?
Vẽ 1 bức tranh thể hiện sự thay đổi của Trái Đất?
2. Tổng kết
3. Giao bài tập về nhà
Chia lớp thành 2 nhóm, tìm hiểu về quy luật địa đới và phi địa đới
V.RÚT KINH NGHIỆM