Ngày soạn: 1/8/2019
Tiết : 12
Lớp |
|||
Ngày dạy |
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Trình bày được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét tác động của các quá trình : Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ, mô hình)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
-Đàm thọai gợi mở
-Thảo luận nhóm
-Thuyết trình
-Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình.
2. Phương tiện:
-Các hình trong SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày khái niệm, nguyên nhân, kết quả của quá trình phong hóa?
3.Hoạt động khởi động: (3 phút)
Theo em, các sản phẩm phong hóa nằm tạo chỗ hay di chuyển? nếu di chuyển thì có những quá trình nào? Để hiểu rõ hơn về các quá trình đó, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài “Tác động của ngoại lực đếm địa hình bề mặt trái đất”
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn
-Hình thức: Hoạt động cặp
-Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, gợi mở, nhóm nhỏ.
-Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV yêu cầu Hs đọc SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân, theo em + Quá trình bóc mòn là gì? + Nguyên nhân? + Có những hình thức bóc mòn nào? - Gv chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động theo cặp trong vòng 3 phút quan sát SGK, hình 9.4, 9.5, 9.6, hoàn thành bảng sau (phụ lục 1) + Nhóm 1: Tìm hiểu hình thức xâm thực + Nhóm 2: Tìm hiểu hình thức mài mòn + Nhóm 3: Tìm hiểu hình thức thổi mòn + Nhóm 4: Tìm hiểu về hình thức băng tích Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung Bước 3: Gv chuẩn kiến thức Mở rộng ? Hình thức xâm thực có nét nổi bật gì? - Chuyển dời các sản phẩm phong hoá từ nơi cao xuống nơi thấp => địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, lở đất, lở sông - Quá trình này không chỉ diễn ra trên mặt mà cả dưới sâu với tốc độ nhanh=> Vì vậy, người ta phải có những biện pháp giảm xâm thực, bảo vệ đất: kè sông, trồng rừng. ? Hình thức mài mòn hay còn gọi là hình thức gì? ? Quan sát hình 9.6. Nêu cơ chế hình thành bậc thềm sóng vỗ và hàm ếch sóng vỗ |
2. Quá trình bóc mòn * Khái niệm: là quá trình làm cho các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu * Nguyên nhân Tác nhân ngoại lực: + Nước + Sóng biển + gió + Băng * Hình thức: - Xâm thực - Mài mòn - Thổi mòn - Băng tích (phụ lục 2) |
v Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển
-Hình thức: Hoạt động cá nhân.
-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
-Thời gian: 7 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: - Yêu cầu HS đọc SGK, và hiểu biết của bản thân, theo em: + Quá trình vận chuyển là gì? + Khoảng cách vận chuyển dựa vào những yếu tố nào? + Có mấy hình thức vận chuyển Bước 2: + HS thảo luận, trả lời câu hỏi. + HS khác nhận xét bổ sung Bước 3: GV nhận xét và chuẩn lại kiến thức VD: Quá trình bóc mòn mặt đất, dòng nước chảy tạo ra vô số phù sa. Tuỳ theo kích thước và tốc độ dòng chảy. VL xâm thực có thể vận chuyển xuôi theo dòng với những hình thức khác nhau: + Các VL mịn và hoà tan trôi lơ lửng + VL thô thì lăn trên mặt đáy hay nhảy cóc |
3. Quá trình vận chuyển - K/n: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cách vận chuyển xa hay gần phụ thuộc: + Động năng của quá trình (nước, gió,...) + Kích thước, trọng lượng vật liệu + Bề mặt đệm (dốc, bằng phẳng) - Hình thức: + Vật liệu nhẹ, nhỏ => cuốn theo động năng + Vật liệu nặng, lớn => lăn trên mặt dốc |
v Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ
-Hình thức: Hoạt động cá nhân.
-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
-Thời gian: 7 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: - Yêu cầu HS đọc SGK, và hiểu biết của bản thân, theo em: + Quá trình bồi tụ là gì? + Quá trình bồi tụ dựa vào những yếu tố nào? + Kết quả của quá trình bồi tụ? + Ví dụ về dạng địa hình bồi tụ Bước 2: + HS thảo luận, trả lời câu hỏi. + HS khác nhận xét bổ sung Bước 3: GV nhận xét và chuẩn lại kiến thức Mở rộng: ? Mối quan hệ của các quá trình ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất. Quá trình phong hoá tạo ra các VL phá huỷ cho qúa trình VC; Bồi tụ là sự kết túc quá trình VC và là quá trình tích tụ các VL phá huỷ. ? Mối quan hệ của nội lực và ngoại lực + Nội lực có xu hướng tăng tính gồ ghề của bề mặt TĐ? + Ngoại lực: có xu hướng san bằng bề mặt gồ ghề. Tuy nhiên chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình bề mặt TĐ. |
4. Quá trình bồi tụ - K/n: là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy - Yếu tố tác động: + Khi động năng giảm dần, không đủ để vận chuyển dòng chảy rắn => vật liệu thô (đá tảng, cuội) sẽ tách khỏi dòng chảy và ở lại trên mặt đáy => quá trình tích tụ. + Khi động năng và tốc độ dòng chảy giảm đột ngột (nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) => VL phù sa tích tụ, phân lớp tạo nón phóng vật hay tam giác châu. - Kết quả: địa hình bồi tụ + Do nước chảy: Bãi bồi , đồng bằng phù sa, tam giác châu… + Do gió: cồn cát, đụn cát + Do sóng biển: Bãi biển |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (3 phút)
Chọn đáp án đúng
Câu 1. Quá trình ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất
A. gồ ghề hơn.B. bằng phẳng hơn.
C. nâng lên, hạ xuống.D. tạo thành các nếp uốn và đứt gãy.
Câu 2. Vận chuyển là quá trình
A. tích tụ các vật liệu phá hủy.
B. hình thành các cao nguyên băng hà.
C. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
D. các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu.
Câu 3. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo nên
A. địa hình bồi tụ.B. địa hình thổi mòn.
C. bậc thềm sóng vỗ.D. khe rãnh xói mòn.
Câu 4. Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào
A. quá trình bóc mòn.B. quá trình phong hóa.
C. hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.D. động năng của các nhân tố ngoại lực.
Câu 5. Dạng địa hình nào sau đây không phải do quá trình băng hà tạo thành?
A. Phi-o.B. Vách biển. C. Đá trán cừu.D. Cao nguyên băng hà.
Câu 6. Dạng địa hình đá rỗ tổ ong được tạo thành do
A. gió.B. băng hà.C. sóng biển. D. nước chảy trên mặt.
Câu 7. Địa hình xâm thực tạo thành các thung lũng sông, suối do
A. sóng biển.B. nước chảy tràn.
C. dòng chảy tạm thời.D. dòng chảy thường xuyên.
Câu 8. Quá trình nào sau đây không phải của quá trình bóc mòn?
A. Mài mòn.B. Thổi mòn. C. Xâm thực. D. Vận chuyển.
Câu 9. Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của
A. sông.B. sóng biển. C. thuỷ triều. D. rừng ngập mặn.
2. Phụ lục
Phụ lục 1:PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào một số hình ảnh 9.4, 9.5, 9.6, 9.7 và SGK, hãy thảo luận nhóm trong vòng 4 phútvà hoàn thành nội dung bảng sau :
Tiêu chí |
Xâm thực |
Thổi mòn |
mài mòn |
Băng tích |
Khái niệm |
||||
Nguyên nhân |
||||
Kết quả |
Phụ lục 2:
Thông tin phản hồi
Tiêu chí |
Xâm thực |
Thổi mòn |
mài mòn |
Băng tích |
Khái niệm |
- Là quá trình bóc mòn do tác động của nước - Diễn ra nhanh, ở trên và dưới BMTĐ |
- Là quá trình bóc mòn do tác động của gió. - Hoang mạc, bán hoang mạc |
- Là quá trình bóc mòn do tác động của sóng biển. - Diễn ra chậm, chủ yếu trên bề mặt đá. |
- Là quá trình bóc mòn do băng hà - Cực, cận cực |
Nguyên nhân |
+ Nước + Sóng + Băng hà |
+ gió |
+ sóng biển |
Băng hà |
Kết quả |
+Tạo ra các rãnh nông (nước chảy tràn) + Khe rãnh xói mòn (dòng chảy tạm thời) + Thung lũng sông, suối (dòng chảy thường xuyên) |
+ hố trũng thổi mòn + nấm đá + mặt đá rỗ tổ ong + cột đá... |
+ Hàm ếch sóng vỗ + Vách biển, + Bậc thềm sóng vỗ. |
+ Vịnh hẹp băng hà (phi-o) + Cao nguyên băng hà + Đá trán cừu |
3. Tổng kết
V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH