Giáo án Địa lý 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 61

Lớp

Ngày dạy

CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bài 41 -Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu và trình bày được các khái niệm : môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường.

- Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương.

- Kĩ năng liên hệ thực tiễn Việt Nam, phân tích có tính phê phán những tác động xấu tới môi trường

3. Thái độ, hành vi

- Lên án các hành vi phá hoại MT, làm thất thoát tài nguyên thiên nhiên quốc gia, làm ảnh hưởng đến không gian sống của con người.

- Nói “không” với rác thải nhựa, HÃY PHÂN LOẠI RÁC

- Có quan điểm đúng đắn về vai trò của môi trường tự nhiên trong sự phát triển xã hội loài người: Sự phát triển của MT tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Phương thức sản xuất (sức sản xuất và quan hệ sản xuất)

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: bảng số liệu thống kê, bản đồ, khai thách ảnh

II. Chuẩn bị của GV, học sinh

1. Giáo viên:- Tranh ảnh về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Sách GK, vở ghi, vở bài tập

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

1.Ổn định tổ chức lớp- 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ – 5 phút

Câu 1: Trình bày thị trường và thương mại?

Câu 2: Nêu đặc điểm của thị trường thế giới?

3. Tiến trình – 38 phút

Mở bài:

- Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trò chơi đoán từ

+ Người gợi ý không lặp từ, tách từ có trong khái niệm

+ Người đoán từ đoán nhanh chóng trong 5 tiếng đếm

- Bước 2: Thực hiện trò chơi. Các từ khóa:

Môi trường, ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên, Trái Đất, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, khoáng sản, năng lượng Mặt Trời, Nước, Đất, khí hậu

- Bước 3: Tổng kết điểm, đánh giá, liên hệ kiến thức mới để vào bài.

v Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Môi trường

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại

Hoạt động của HS, GV

Nội dung chính

HS đọc mục I trang 159 SGK, kết hợp hiểu biết cho biết:

+ Khái niệm môi trường địa lí, môi trường sống

+ Nêu mối quan hệ của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

I. Môi trường

1.Khái niệm

- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

+ Phân loại môi trường.

+ Cho ví dụ chứng tỏ mỗi loại môi trường đều có sự tác động mạnh mẽ tới con người?

+ Nêu sự khác nhau của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo? Cho ví dụ?

Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét.

GV chuẩn kiến thức.

2. Phân loại môi trường

Môi trường được chia thành 3 loại:

- Môi trường tự nhiên.

- Môi trường xã hội.

- Môi trường nhân tạo.

v Hoạt động 2: Tìm hiểu Tài nguyên thiên nhiên

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại

Hoạt động của HS, GV

Nội dung chính

- Bước 1: HS đọc mục III trang 161 SGK, hãy:

+ Kể các tài nguyên thiên nhiên mà em biết, chúng có vai trò gì trong phát triển kinh tế xã hội?

+ Trình bày các cách phân loại TNTN.

+ Vì sao phải bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

- Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

GV nhấn mạnh cách phân loại tài nguyên theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.

III. Tài nguyên thiên nhiên

1. Khái niệm

Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại tài nguyên:

- Theo thuộc tính tự nhiên: Đất, nước, khí hậu...

- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:

+ TNTN có thể bị hao kiệt.

Khôi phục được: thực vật, đất.

Không khôi phục được: khoáng sản

+ TNTN không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.

vHoạt động 3: Tìm hiểu Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển

Hình thức: Cặp

Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

- Bước 1: HS đọc mục I trang 163 SGK cho biết:

1. Em có chú ý gì khi đọc nội dung mục 1?

2. Theo em, loài người đang phải đối mặt với những vấn đề gì về môi trường ?

3. Biểu hiện của tình trạng khủng hoảng môi trường?

4. Tại sao phải phát triển bền vững? Ai có trách nhiệm với việc giải quyết các vấn đề môi trường?

I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển

- Khái niệm phát triển bền vững: Bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh

-Loài người đang đứng trước thử thách lớn là:

+ Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt

+ Môi trường ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái

=> Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên đồng thời phải bảo vệ môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài trên Trái Đất

- Biện pháp:

+ Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

+ Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.

+ ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường.

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường

IV. TỔNG KẾT

1. Củng cố

- Bước 1:GV cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=Rt_SqBhKTcU

Trả lời câu hỏi: Con người tàn phá môi trường như thế nào? Có mấy bài học được đề cập? Nêu 5 giải pháp BVMT sống của chúng ta.

- Bước 2: GV tác động vào ý thức HS trong bảo về môi trường mà hiện nay mà giới trẻ đang thực hiện rất tốt trên thế giới cũng như ở Việt Nam.


HÃY NÓI KHÔNG VỚI ỐNG HÚT NHỰA, VẬT LIỆU NHỰA

2. Tổng kết

Ảnh đính kèm

3. Giao bài tập về nhà

1. Tìm hiểu các vấn đề môi trường ở các nhóm nước theo kĩ thuật 5W: Cái gì; ở đâu, tại sao, như thế nào, ai giải quyết.

2. Tự thiết kế khẩu hiệu để tuyên truyền về môi trường.

V. ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………