Ngày soạn: 1/8/2019
Tiết : 33
Lớp |
|||
Ngày dạy |
Chương VII: ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP
Bài 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Biết được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
-Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
-Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Kỹ năng
-Biết phân tích và nhận xét được những đặc điểm phát triển, những thuận lợi, khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
3. Thái độ
-Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ chức nông nghiệp cụ thể ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
- Đàm thọai gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý
2. Phương tiện:
- Các hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế?
3. Khỏi động
B1: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm học sinh sẽ viết các câu ca dao tục ngữ liên quan tới ngành nông nghiệp ra giấy trong vòng 1 phút.
B 2: GV mỗi nhóm đọc 1 câu ca dao tục ngữ của nhóm mình theo lần lượt, nhóm sau không đọc cùng với nhóm trước. Nếu nhóm nào không thể đọc được nữa thì đến nhóm kế tiếp, ghi điểm cộng cho những nhóm có bổ sung.
B3: Đánh giá hoạt động của HS, ghi nhận những nhóm nhóm có hoạt động xuất sắc và dẫn dắt vào bài
4. Bài mới
v Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của ngành nông nghiệp
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, động não
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính |
- B1. GV cho HS quan sát hình ảnh + đọc SGK nêu vai trò của nông nghiệp - B2. Hs trả lời - B3. Gv chuẩn Mở rộng: Cho HS quan sát bức tranh kền kền chờ đợi => Nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp |
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1.Vai trò - Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. - Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ. - Giải quyết việc làm cho hơn 40% lao động thế giới. |
v Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của ngành nông nghiệp
- Hình thức: cá nhân
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nhóm
- Thời gian:20 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính |
Bước 1. GV yêu cầu HS quan sát SGK phần đặc điểm, sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp; phát phiếu học tập cho HS Nhóm 1: - Phân tích vai trò và ảnh hưởng của đất đến ngành nông nghiệp; Tại sao nói đất trồng là tư liệu sản xuất và Không Thể Thay Thế. - Hiện nay có thể để trồng rau bằng phương pháp thủy canh, vậy đặc điểm trên có Còn đúng trong thời đại đại công nghiệp 4.0 hiện nay không? Vì sao? Nhóm 2: Ở địa phương của em có các loại cây trồng và vật nuôi nào? Chúng ta có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng bằng cách nhập giống mới ở các nước ôn đới được không? Tại sao? Nhóm 3: - Vấn đề thực phẩm bẩn đang được rất quan tâm ở Việt Nam, tiêu biểu như rau sử dụng thuốc kích thích, thịt lợn ăn sử dụng Salbutamol để tạo nạc…. em nghĩ gì về vấn đề này? - Tại sao phải tôn trọng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi? Nhóm 4: - Vấn đề thực phẩm bẩn đang được rất quan tâm ở Việt Nam, tiêu biểu như rau sử dụng thuốc kích thích, thịt lợn ăn sử dụng Salbutamol để tạo nạc…. em nghĩ gì về vấn đề này? - Tại sao phải tôn trọng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi? Nhóm 5: - Lấy ví dụ chứng tỏ tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của ngành nông nghiệp. - Nêu các các tiến bộ khoa học kỹ thuật Việt Nam ứng dụng trong nông nghiệp thời gian gần đây nhất mà em biết. Nhóm 6: - Tại sao ở Việt Nam Nam thường xuyên xảy ra hiện tượng “ được mùa mất giá; được giá mất mùa”? - Đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng trên Bước 2: Hs thảo luận và đại diện các nhóm lên trình bày Bước 3. GV chuẩn Tích hợp: Hiện nay do tác động của BĐKH, làm thiên tai ngày càng nhiều, mức độ tàn phá ngày càng nặng nề; xuất hiện các kiểu thời tiết cực đoan: mưa lớn, rét đậm, hạn hán kéo dài…càng làm tăng thêm tính bấp bênh trong nông nghiệp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. |
2.Đặc điểm - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Trong nền kinh tế hiện đại nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Nhân tố tự nhiên a. Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, năng suất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi. b. Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khả năng tăng vụ xen canh gối vụ và mức độ ổn định của sản xuất. c. Sinh vật: Là cơ sở tạo nên giống cây trồng, vật nuôi. Ảnh hưởng đến mức độ phong phú của giống cây trồng, vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. 2. Nhân tố kinh tế xã hội a. Dân cư – lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp và tiêu thụ nông sản"Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. b. Sở hữu ruộng đất ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối, các hình thức tổ chức sản xuất. c. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. d. Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, qua đó điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa. |
v Hoạt động 2. Tìm hiểu hình thức TCLT của ngành nông nghiệp
- Hình thức: cá nhân
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở
- Thời gian:20 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung chính |
Bước 1. GV: đọc SGK hãy trả lời - Hãy kể 1 số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và ở nước ta hiện nay. - Trình bày khái niệm em, đặc điểm, mục đích của trang trại, vùng nông nghiệp. Liên hệ Việt Nam. B2. HS trao đổi B3. GV chuẩn Mở rộng + Trang trại, kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh. + Ở Việt Nam hình thức trang trại phát triển đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quy mô từ 2-10.000ha. + Ở VN hiện chia thành 7 vùng NN…….. mỗi vùng lại có chuyên môn hóa khác nhau |
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1. Trang trại(Đặc điểm) - Ra đời và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. - Mục đích chủ yếu là sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. - Cách thức sản xuất tiến bộ, sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa. - Có thuê mướn lao động. 2. Thể tổng hợp nông nghiệp (giảm) 3. Vùng nông nghiệp: - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Mục đích: + Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái, đkkt-xh. + Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố
1.Tại sao nói hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế sản xuất nông nghiệp ?
2.Kể tên các vùng nông nghiệp ở Việt Nam
2. Hoạt động nối tiếp:
- Em hãy phân biệt những đặc điểm cơ bản của 2 hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
- Chuẩn bị bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………