Giáo án Địa lý 10 Bài 40: Địa lý ngành thương mại mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 59

Lớp

Ngày dạy

BÀI 40: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNG THƯƠNG MẠI

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Biết vai trò của ngành thương mại đối với phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây 

2. Kĩ năng

 Phân tích được các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thông kê

II. Đồ dùng dạy học:

- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng thông kê trong sách giáo khoa phóng to.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Bài cũ.

GV kiểm tra một số bài thực hành của học sinh

3. Bài mới.

 Trò chơi “Nhà buôn thông thái”

- Bước 1: GV phân nhóm 4 HS, giao mỗi nhóm 1 phiếu học tập, học sinh thực hiện nội dung yêu cầu và đối chiếu kết quả lên bảng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Mỗi nhóm có thời gian 3 phút để hoàn thành phiếu và ghi kết quả lên bảng.

Ảnh đính kèm

- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm à phong danh hiệu à vào bài (nói sơ lược về lịch sử ra đời của vật ngang giá; các hình thức trao đổi hàng hóa)

 Ảnh đính kèm

v HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG(10 phút)

-Phương pháp: Liệt kê, phân tích, làm việc cá nhân.

- Phương tiện:

+Sơ đồ

+ Phiếu học tập.

- Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV yêu cầu học sinh:Ảnh đính kèm


+ Quan sát sơ đồ hoạt động của thị trường – tự rút ra khái niệm thị trường.

+ Kể tên một số hàng hoá được bày bán ở một hàng tạp hoá gần nhà à nêu khái niệm hàng hoá.

+ Trả lời câu hỏi:

v Vật ngang giá là gì? Tại sao không dùng hàng hoá để trao đổi với nhau mà dùng Tiền? Khi chưa có tiền, con người sử dụng những gì làm vật ngang giá (trò chơi khởi động)?

v Qui luật cung cầu là gì?

- Bước 2: HS hoàn thành bảng (PHT) ; nêu ví dụ thực tế cho từng trường hợp (cung > cầu ; cung < cầu; cung = cầu)

Quan hệ cung - cầu

Hàng hóa

Giá cả

Người được lợi

Người bị thiệt

Cung > Cầu

Dư thừa

Rẻ

Người tiêu dùng

Người SX

Cung < Cầu

Thiếu

Đắt

Người SX

Người tiêu dùng

Cung = Cầu

Đủ

Hợp lí

Cả 2 cùng có lợi

(Chữ màu đỏ là phần học sinh cần phải làm, GV kẻ bảng không có nội dung này lên bảng, gọi 4 HS lên điền vào).

- Bước 3: GV chốt kiến thức và giảng giải cho mỗi nội dung, hướng dẫn ghi bài, có thể cho HS xem infographic về tiền tệ (phụ lục).

NỘI DUNG

I. Thị trường

Một số khái niệm

1. Thị trường: Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.

2. Hàng hóa: Là vật được đem ra mua, bán trên thị trường.

3. Vật ngang giá: Là thước đo giá trị của hàng hoá. Vật ngang giá hiện đại là tiền.

Hoạt động: thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.

(Phụ lục – phiếu học tập)

v HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về NGÀNH THƯƠNG MẠI (15 phút)

- Phương pháp: Liệt kê, phân tích, làm việc theo nhóm

- Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát phiếu HT, HS dựa vào sách giáo khoa, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý:

- Trình bày vai trò ngành thương mại.

- Phân loại thương mại:

+ Ngành nội thương có vai trò gì? Tại sao sự phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng?

+ Ngành ngoại thương có vai trò gì?

- Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển?

- Bước 2: HS các nhóm hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 7 phút.

- Bước 3: GV chỉ định đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung kiến thức.

  • Bước 4: GV đưa thông tin phản hồi, chốt kiến thức, hướng dẫn ghi bài.

vẢnh đính kèm

Ảnh đính kèm

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

- Phương pháp: Làm việc cá nhân, Phân tích biểu đồ, bản đồ à kết luận

Bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của 10 nước có tổng giá trị xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới năm 2015 (trang 156)

(Đơn vị: tỉ USD)

STT

Nước

Tống giá trị xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu

1

Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông)

5027

2786

2241

545

2

Hoa Kì

3813

1505

2308

-803

3

CHLB Đức

2379

1329

1050

279

4

Nhật Bản

1273

625

648

-23

5

Anh

1086

460

626

-166

6

Pháp

1079

506

573

-67

7

Hà Lan

1073

567

506

61

8

Hàn Quốc

963

527

436

91

9

I-ta-li-a

868

459

409

50

10

Ca-na-đa

844

408

436

-28

- Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV yêu cầu dựa vào SGK và kiến thức bản thân, trả lời nhanh các câu hỏi bên dưới:

- Bước 2: HS vừa trả lời các câu hỏi vừa ghi bài, GV gợi ý cho học sinh làm việc, tổng kết kiến thức, hướng dẫn ghi bài.

v Xu thế chung trong sự phát triển nền kinh tế thế giới hiện nay là gì?

v Khối lượng hàng hóa buôn bán trên thị trường thế giới thay đổi như thế nào theo thời gian?

v Dựa vào hình 40:

+ Nhận xét về tỉ trọng buôn bán nội vùng giữa các nước, khu vực.

+ Nhận xét tỉ trong buôn bán so với toàn thế giới của các nước, khu vực.

v Dựa vào bảng 40.1 (trang 156 SGK Địa lý 10), rút ra nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu trên thế giới năm 2015.

v Kể tên các ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay.

NỘI DUNG CHÍNH

III. Đặc điểm của thị trường thế giới

- Toàn cầu hoá nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.

- Khối lượng buôn bán trên toàn TG tăng liên tục trong những năm qua.

- Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán trong nội vùng và trên TG đều lớn.

- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất TG là Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

- Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu => đồng tiền của các nước này là  ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ TG.

IV. TỔNG KẾT.

1. Củng cố

Ảnh đính kèm
V. ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………