Giáo án Địa lý 10 Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 6

Lớp

Ngày dạy

BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, mô hình xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất.

3. Thái độ:

- Nhận thấy được những ảnh hưởng của các hệ quả chuyển động của Trái đất đến sinh hoạt hàng ngày.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ, mô hình, hình vẽ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

-Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình vẽ, mô hình.

2. Phương tiện:

-Các hình trong SGK phóng to.

-Quả địa cầu và 1 cây nến/ 1 đèn phin

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp

3.Hoạt động khởi động: (3 phút)

Trận Bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra vào lúc 18h ngày 31/8/2019 theo giờ GMT. Cùng lúc đó ở Việt Nam mấy giờ, ngày nào?

Dẫn dắt vào bài mới.

4. Bài mới:

v Hoạt động: Tìm hiểu về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động cá nhân

-Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan

-Thời gian:30 phút

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

Bước 1:

GV giới thiệu: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã dẫn đến nhiều hệ quả Địa Lý quan trọng

v Sự luân phiên ngày đêm

Bước 1: GV cho HS quan sát thí nghiệm tự quay quanh trục của quả địa cầu trước nến và đặt câu hỏi: Quan sát thí nghiệm, em thấy có hiện tượng gì?

Bước 2: HS quan sát trả lời

Bước 3: GV tổng kết, chuẩn lại kiến thức.

v Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

B1: Quan sát kênh chữ trong SGK kết hợp với kiến thức đã học hãy:

- Giờ địa phương là gì?

- Giờ múi là gì?

- Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên thế giới.

B 2: GV yêu cầu HS khai thác hình 5.3, xác định:

- Trên Trái đất có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số các múi giờ. Việt Nam ở múi giờ số mấy?

- Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến?

- Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?

Hs trả lời

B 3: GV giải thích lí do dẫn đến quy ước đường chuyển đổi ngày quốc tế, sau đó đặt câu hỏi: Khi đi qua kinh tuyến 1800 chúng ta phải đổi ngày như thế nào?

HS trả lời

B4: GV chuẩn kiến thức.

v Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- GV cho HS dựa vào hình 5.4, SGK trang 28 và vốn hiểu biết:

+ Cho biết, ở bán cầu Bắc các vật chuyển động bị lệch sang phía nào, ở bán cầu Nam các vật chuyển động bị lệch sang phía nào so với hướng chuyển động ban đầu.

+Giải thích vì sao lại có sự lệch hướng đó.

+Lực làm lệch hướng các chuyển động có tên là gì? Nó tác động tới chuyển động của các vật thể nào trên Trái đất?

- HS trình bày, GVchuẩn kiến thức.

* Mở rộng: Cho HS quan sát 1 sốvideo về các chuyển động của Trái Đất (nếu sử dụng máy chiếu)

https://www.youtube.com/watch?v=li2WCdz0lO8

https://www.youtube.com/watch?v=vOzbuf7b2KU

II. Hệ quả của vân động tự quay của Trái đất

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Trái đất hình cầu

- Tự quay

=> hiện tượng luân phiên ngày đêm.

2. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Giờ địa phương (giờ Mặt trời):

+ Giờ xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời

- Giờ múi: các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất 1 giờ. (24 múi)

- Giờ quốc tế:

+ Giờ ở múi giờ số 0 (GMT).

+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7

-Đường chuyển ngày quốc tế: quy định là kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi h số 12 ở Thái Bình Dương

+Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày

+Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit

- Biểu hiện:

+ Nửa cầu Bắc: lệch về bên phải.

+ Nửa cầu Nam: lệch về bên trái.

- Nguyên nhân: Trái đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.

- Đối tượng: khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.

     

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

GV: Đưa ra Công thức tính giờ: Tm= To m

Trong đó: Tm là giờ cần tính

To là giờ đã biết

m: múi giờ/ khoảng cách múi giờ

+ giờ sớm/ - giờ muộn

Tình giờ phần khỏi động => Cho điểm HS trả lời đúng

- GV chuẩn bị: Thẻ giờ, địa danh có ghi múi giờ. Yêu cầu Hs ghép giờ và địa danh phù hợp với nhau

 Ảnh đính kèm

- Bước 1: GV cung cấp cho HS 1 thẻ giờ chuẩn là ANH lúc 12h trưa, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm thẻ giờ; thẻ địa danh GV cho HS dán lên bảng.

- Bước 2: Sau khi bốc thăm thẻ giờ, các nhóm có nhiệm vụ thảo luận, tính toán xem giờ trên thẻ của mình tương ứng với địa danh nào trên bảng và dán lên bảng.

- Thời gian thảo luận: 2 phút

Ø Ghép thẻ.

- Thượng Hải: 20 giờ cùng ngày

- Cu Ba: 9 giờ cùng ngày

- Nga: 16 giờ cùng ngày

- Houston: 7 giờ cùng ngày

- New York: 8 giờ cùng ngày

- San Francisco: 5 giờ ngày hôm trước

- Băng Cốc: 19 giờ cùng ngày

- Sydney: 22 giờ cùng ngày

2. Tổng kết ( 1 phút)

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………..........................................................................