Giáo án Địa lý 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 24

Lớp

Ngày dạy

BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất.

- Sử dụng bản đồ để trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất.

3. Thái độ: Quan tâm tới sự phân bố và những thay đổi của môi trường tự nhiên.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to, Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu các nhân tố hình thành đất và sự phát triển, phân bố của sinh vật ?

3.Hoạt động khởi động:

Các nhân tố vừa kể trên tác động như thế nào đến sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 19 “ Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất”

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm thảm thực vật

-Hình thức: Hoạt động cả lớp.

-Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở

-Thời gian: 5 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Dựa vào SGK kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:

- Nêu khái niệm thảm thực vật (TTV)

- TTV phân bố dựa vào yếu tố nào?

- TTV và đất phân bố có theo quy luật nào không? Vì sao?

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: Gv chuẩn

- Thảm thực vật là toàn bộ sinh vật sống trên 1 diện tích rộng nhất định

- Phụ thuộc vào khí hậu

- Phân bố theo vĩ độ, độ cao

v Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật, đất theo vĩ độ

-Hình thức: Hoạt động nhóm.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não.

-Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao phiếu học tập cho các nhóm hoàn thành trong 10 phút. (phụ lục 1)

Bước 2: HS Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày. Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng. Tại sao lại có sự phân bố thảm thực vật, đất như vậy?

I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

phụ lục 2

v Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật, đất theo độ cao

-Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não.

-Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: HS dựa vào hình 19.11 kết hợp kiến thức đã học hãy :

- Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi?

- Vì sao có sự thay đổi các thảm thực vật và đất như vậy?

- Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao?

Bước 2:

- HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng. Tại sao lại có sự phân bố thảm thực vật, đất như vậy?

II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

Bảng: Sự phân bố sinh vật, đất theo độ cao.

Độ cao

Đất

Thực vật

> 2800 m

Băng tuyết

Không có thực vật

Từ 2000 ->2800 m

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Địa y và cây bụi

Từ 1600 -> 2000 m

Đất đồng cỏ núi

Đồng cỏ núi

Từ 1200 ->1600 m

Đất pôt dôn núi

Rừng lá kim

Từ 500 -> 1200 m

Đất nâu

Rừng hồn hợp

Từ 0 -> 500 m

Đất đỏ cận nhiệt

Rừng lá rộng

- Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt độ độ ẩm theo độ cao.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Chọn đáp án đúng.

Câu 1. Nguyên nhân tạo ra sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ là:

A. Quan hệ nhiệt và ẩm. C. Độ cao.

B. Ánh sáng và ẩmD Lượng mưa.

Câu 2. Trên hình 19.1, dọc theo kinh tuyến 00 (đường chạy qua lục địa Phí), các kiểu thảm thực vật ở lục địa Phi theo thứ tự từ phía Bắc xuống Xích đạo là:

A. Hoang mạc, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới.

B. Rừng lá cứng, thảo nguyên cây bụi chịu hạn, hoang mạc, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới.

C. Rừng lá rộng, hoang mạc, rừng nhiệt đới.

D. Xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới, hoang mạc.

Câu 3. Loại đất tốt nhất trên thế giới, có màu đen, được gọi là "ông hoàng của các loại đất" nằm ở:

A. Rừng ôn đới. B. Cận nhiệt.

C. Thảo nguyên ôn đớiD. Nhiệt đới.

2. Tổng kết

3. Phụ lục 1:

PHIẾU HỌC TẬP

Cả nhóm dựa vào Bảng SGK trang 69 và hình 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5, 19.6, 19.7, 19.8, 19.9, 19.10 trong SGK hoàn thành phiếu sau:

Lưu ý: Riêng hình 19.1 và 19.2 chỉ cần xác định số lượng kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính.

Hình

Tên thảm thực vật

Mô tả

Kiểu khí hậu chính

Nhóm đất chính

Phạm vi phân bố (vĩ độ)

19.1

19.2

19.3

19.4

19.5

19.6

19.7

19.8

19.9

19.10

Phụ lục 2: Thông tin phản hồi

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc SGK kết hợp hình 14.1, 19.1-19.10 và kiến thức của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau:

Hình

Tên thảm thực vật

Mô tả

Kiểu khí hậu chính

Nhóm đất chính

Phạm vi phân bố (vĩ độ)

19.1

10 (kể tên)

19.2

10 (kể tên)

19.3

Đài nguyên

Hoa cỏ thấp sát đất

Cận cực lục địa

Đài nguyên

>600

19.4

Rừng lá kim

Cây rậm, cao, lá nhọn, nhỏ

Ôn đới lục địa (lạnh)

Pốtdôn

400 - 600

19.5

Rừng lá rộng ôn đới

Cây cao, to, lá rộng

Ôn đới hải dương

Nâu và xám

350 - 500

19.6

Thảo nguyên ôn đới

Cánh đồng cỏ cao bạt ngàn

Ôn đới lục địa (nửa khô hạn)

Đen

300 - 500

19.7

Rừng cận nhiệt ẩm

Cây rậm, cao, lá nhỏ, nhiều màu sắc.

Cận nhiệt gió mùa

Đỏ vàng cận nhiệt

200 - 300

19.8

Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

Cây thưa, thấp, lá cứng

Cận nhiệt Địa Trung Hải

Đỏ nâu

300 - 400

19.9

Xavan

Cỏ thấp, ít cây cao, tỏa bóng

Nhiệt đới lục địa

Xám

00 - 200

19.10

Rừng nhiệt đới ẩm

Rậm, nhiều tầng cây cao

Nhiệt đới gió mùa

Đỏ vàng (Feralit)

200B- 600N

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH