Giáo án Địa lý 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết: 3

Lớp

Ngày dạy

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ

TRÊN BẢN ĐỒ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1: Kiến thức:

- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và atlat.

3. Thái độ:

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

-Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

-Các hình trong SGK phóng to.

-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.Hoạt động khởi động (5 phút): trò chơi “HỎI NHANH - ĐÁP GỌN”

- Bước 1. GV cho HS quan sát hình ảnh: Trang 3 Atlat Việt Nam trong vòng 2 phút

- Bước 2. HS nghiên cứu trong 3 phút.

- Bước 3.  Thực hiện trò chơi. HS ghi đáp án trong bảng phụ bằng bút lông/ giơ tay trả lời

+Để thể hiện khoáng sản là than, người ta dùng kí hiệu nào?

+Để thể hiện cây ăn quả, người ta dùng kí hiệu nào

+Để thể hiện các đối tượng địa lí di chuyển, người ta dùng kí hiệu gì?

- Bước 4: GV tổng kết, khen ngợi HS và nhắc lại vài vấn đề trọng tâm qua trò chơi để vào bài, nhấn mạnh đến các hình thức thể hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu

-Hình thức: Hoạt động cặp.

-Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

-Thời gian: 8 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và hình 2.2 trong SGK, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau?

-Đối tượng thể hiện là gì?

-Hình thức thể hiện gì?

-Khả năng biểu hiện như thế nào?

Bước 2:

- HS thảo luận và phân tích hoàn thành phiếu học tập

- GV gọi đại diện nhóm HS lên trình bày kết quả.

Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức.

1. Phương pháp kí hiệu:

- Đối tượng: phân bố theo dạng điểm: điểm dân cư, nhà máy, mỏ khoáng sản...

- Hình thức: 3 dạng

+ Chữ

+ hình học

+ tượng hình

- Khả năng thể hiện

+ Vị trí, phân bố

+ số lượng, chất lượng

+ động lực phát triển

v Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương pháp biểu đồ bản đồ

-Hình thức: Hoạt động nhóm.

-Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

-Thời gian: 30 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Nhóm 1 : Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Nhóm 2: Tìm hiểu phương phóa chấm điểm.

Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp biển đồ, bản đồ

Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu HT số 2.

Bước 3: Hs các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu HT

Bước 4: GV giúp HS chuẩn kiến thức.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp biểu đồ, bản đồ.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1.Hoạt động củng cố (2 phút)

Chọn phương án đúng

Câu 1: Để thể hiện những đối tượng địa lý phân bố theo điểm cụ thể người ta dùng phương pháp:

A.bản đồ, biểu đồ.B. kí hiệu.

B.chấm điểm. C. đường chuyển động.

Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện các đối tượng địa lý như:

A.Hướng gió, hướng di dân, đường hành quân.

B.Đường hàng không, đường biển, đường biên giới.

C.Đường ô tô, ống dẫn dầu, đường sắt.

D.Điểm dân cư, quốc lộ, đường biên giới.

Câu 3: Phương pháp bản đồ, biển đồ thể hiện:

A.Vị trí chính xác của đối tượng địa lý.

B.Quy mô, chất lượng của đối tượng địa lý.

C.Số lượng, chất lượng và cơ cấu của đối tương địa lý.

D.Hướng di chuyển của đối tượng địa lý.

2. Phụ lục

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhiệm vụ: Quan sát hình 2.3, 2.4, 2.5 và nội dung trong sách giáo khoa, thảo luận theo cặp trong vòng 5 phút hoàn thành nội dung bảng sau:

Bảng1: Phươngpháp biển hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Phương pháp

Đối tượng

biển hiện

Hình thức

biển hiện

Khả năng

biển hiện

Kí hiệu đường chuyển động

Chấm điểm

Bản đồ-biểu đồ

Phụ lục 2: Thông tin phản hồi

Bảng1: Phươngpháp biển hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Phương pháp

Đối tượng

biển hiện

Hình thức

biển hiện

Khả năng

biển hiện

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Ví dụ: gió, bão, dòng biển, vận chuyển hàng hóa, luồng di cư...

đường mũi tên

+ Hướng di chuyển của đối tượng

+ Khối lượng của đối tượng di chuyển

+ Chất lượng của đối tượng (tốc độ)

Chấm điểm

đối tượng phân bố không đồng đều.

điểm chấm (tương ứng với một giá trị nhất định)

+ Sự phân bố của đối tượng

+ Số lượng của đối tượng

Bản đồ-biểu đồ

giá trị tổng cộng của đối tượng trong những đơn vị phân chia lãnh thổ.

biểu đồ

+ Số lượng của đối tượng

+ Cơ cấu của đối tượng.

2.Tổng kết ( 3 phút)

-Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS nhận biết các phương pháp biểu hiện trên bản đồ.

-GV gọi một HS trình bày tóm tắt những kiến thức trọng tâm của bài học.

3.Giao bài tập: ( 1 phút)

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở. Đọc trước bài mới: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………