Ngày soạn: 1/8/2019
Tiết : 22
Lớp |
|||
Ngày dạy |
BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH
THỔ NHƯỠNG.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển.
-Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý
2. Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to, Máy chiếu, video, Bản đồ thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài mới
3.Hoạt động khởi động:
-B1.GV Cho HS quan sát video về quá trình hình thành đất, yều cầu HS nhận xét về đoạn phim.
https://www.youtube.com/watch?v=VS24V0pzPfs)
- B 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. HS trình bày
- B 3. GV chuẩn, bổ sung, dẫn dắt vào nội dung của bài học mới kết hợp kiểm tra bài cũ: quá trình phong hóa, các loại phong hóa.
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về thổ nhưỡng
-Hình thức: Hoạt động cả lớp.
-Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở
-Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp SGK, hình 17: + em hiểu thế nào là thổ nhưỡng? + Độ phì đất là gì? + Thổ nhưỡng quyển là gì? Thổ nhưỡng quyển có tên gọi khác là gì? Bước 2: Hs trả lời Bước 3: Gv chuẩn Mở rộng * Độ phì nhiêu của đất + Độ phì tự nhiên: phụ thuộc vào nhiều thành phần vật chất của đá mẹ, chế độ nước, nhiệt và khí và các quá trình lý, hoá, sinh trong đất + Độ phì kinh tế: • Do con người tác động đất biến đất tự nhiên thành đất trồng trọt. • Kết hợp với độ phì nhiêu tự nhiên. * Mô tả hình 17 để thấy được vị trí của lớp phủ thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng quyển là nơi tiếp xúc của các thành phần: thạch quyển, khí quyển,sinh quyển, thủy quyển. |
I. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển - Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa. - Vai trò + Là nơi cư trú của con người, sv + Tập trung mọi hoạt động sản xuất của con người (nông nghiệp, lâm nghiệp). |
v Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.
-Hình thức: Hoạt động nhóm.
-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não, nhóm/ mảnh ghép.
-Thời gian: 30 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, có mấy nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất? GV chia lớp thành 6 nhóm (nhóm chuyên gia, đánh số thứ tự), thảo luận trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau: (phụ lục 1) Nhóm 1: Tìm hiểu về đá mẹ Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu Nhóm 3: Tìm hiểu về sinh vật Nhóm 4: Tìm hiểu về địa hình Nhóm 5: Tìm hiểu về thời gian Nhóm 6: Tìm hiểu về con người Bước 2: Thành lập nhóm mới (các chuyên gia cùng số thự tự về 1 nhóm) => thảo luận và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phân bố thổ nhưỡng bằng bảng hoặc sơ đồ tư duy (18 phút) Bước 3. Gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày SP Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức |
II. Các nhân tố hình thành đất phụ lục 2 |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (3 phút)
Vẽ hình Icon minh họa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất? Khoanh vào Icon có vai trò quyết định nhất đến sự hình thành đất?
2. Tổng kết
3. Phụ lục 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc SGK kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau:
Bảng: Các nhân tố hình thành đất
Nhân tố |
Vai trò trong việc hình thành đất |
Ví dụ |
1. Đá mẹ |
||
2. Khí hậu (nhiệt, ẩm) |
||
3. Sinh vật |
||
4. Địa hình |
||
5. Thời gian |
||
6. Con người |
Phụ lục 2: Thông tin phản hồi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc SGK kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút, hoàn thành phiếu học tập sau:
Bảng: Các nhân tố hình thành đất
Nhân tố |
Vai trò trong việc hình thành đất |
Ví dụ |
1. Đá mẹ |
- Cung cấp vật chất vô cơ. - Quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới - Tình chất đất. => Đá khác nhau à đất khác nhau. |
- Đá có nguồn gốc a xítà đất chua. + Đất trên đá vôi => nhiều sét. + Đất hình thành trên đá sp phong hóa đá macma: granit => đất chua. + Đất trên đá badan => tỉ lệ sét cao, giàu dinh dưỡng, tầng đất dày, ít chua (Tây Nguyên) |
2. Khí hậu (nhiệt, ẩm) |
- Hình thành đất nhanh hay chậm, tầng phong hoá dày hay mỏng. - Trực tiếp: nhiệt, ẩm - Gián tiếp: lớp phủ Tv => chống xói mòn, cung cấp chất dinh dưỡng. - Khí hậu khác nhau à đất khác nhau => Quyết định |
+ Mưa nhiều, nhiệt độ cao => nhiệt, ẩm lớn => quá trình hình thành đất diễn ra mạnh, tầng đất dày (Việt Nam). + Sa mạc: nhiệt độ quá lớn, độ ẩm rất thấp => quá trình hình thành đất chậm => đất mỏng, độ ẩm ít. |
3. Sinh vật |
* Vai trò chủ đạo trong hình thành đất. - Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ. - Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất. |
* Giun: - Đào bới => đất tơi xốp - Cấu tượng đất thay đổi. * Vi sinh vật giúp phân huỷ chất hữu cơ. |
4. Địa hình |
- Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành đất. |
- Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình hình thành đất yếu. - Địa hình dốc tầng đất mỏng và dễ bạc màu nếu rừng bị phá. - Địa hình bồi tụ: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng. |
5. Thời gian |
- Tất cả quá trình hình thành đất đều cần có thời gian – tuổi của đất. - Các miền tự nhiên khác nhau, quá trình hình thành đất khác nhauà tuổi của đất khác nhau. |
- Miền nhiệt đới và cận nhiệt: tuổi đất già vì quá trình hình thành đất không bị gián đoạn. - Miền cực và ôn đới: Tuổi đất trẻ. |
6. Con người |
ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất thông qua hoạt động sản xuất. |
- Tích cực: bón phân, trồng cây hợp lí à bảo vệ đất, tăng độ phì cho đất. - Tiêu cực: phá rừng, canh tác không hợp lí àđất bạc màu. |
II.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH