Giáo án Địa lý 10 Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển: Mưa mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 16

Lớp

Ngày dạy

Tiết 5. BÀI 13: MƯA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Trình bày được sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

2. Kĩ năng

- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

3. Thái độ:Thấy được vai trò của mưa đến cuộc sống của dân cư.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ, mô hình)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình.

2. Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp

3.Hoạt động khởi động: (3 phút)

Tại sao nằm ven Đại Tây Dương khu vực Tây Bắc Châu Phi có cùng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng Tây Bắc Châu Phi có lượng mưa rất ít (dưới 200mm/năm) trong khi đó nước ta có lượng mưa cao (trên 1500mm/năm)?

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta vào bài mới.

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

-Hình thức: Hoạt động nhóm

-Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, gợi mở, nhóm/ mảnh ghép.

-Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc theo phiếu học tập số 1: (phụ lục 1)

Ảnh đính kèm

1.
Nhóm 1: Nhân tố khí áp

2.Nhóm 2: Nhân tố frông

3.Nhóm 3: Nhân tố gió

4.Nhóm 4: Nhân tố dòng biển

5.Nhóm 5: Nhân tố địa hình

Bước 2: Các nhóm trao đổi thông tin hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút

Bước 3. Thành lập nhóm mới, các chuyên gia trao đổi thông tin và hoàn thành sơ đô tư duy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trong 12 phút

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

Mở rộng:

- Các nhân tố này tác động đồng thời hay tách biệt.

- Có những nhân tố nào tác động đến lượng mưa ở nước ta?

I. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Phụ lục 2

v Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, gợi mở

-Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1, 13.2 kết hợp kênh chữ SGK hãy

- Xác định lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

- Nhận xét chung về sự thay đổi lượng mưa trên Trái Đất.

- Giải thích nguyên nhân

- Xác định các khu vưc mưa nhiều, mưa ít, rút ra kết luận

- Tại sao lại có sự phân bố như vậy?

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: GV chuẩn kiến thức.

Mở rộng: Trình bày và giải thích sự phân bố mưa theo vĩ tuyến 40 từ Đông Sang Tây?

Ở nước ta, lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ hay do ảnh hưởng của đại dương?

II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Lượng mưa trên TĐ phân bố không đều

1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ ( từ xích đạo về cực)

+ Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.

+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít.

+ Hai khu vực ôn đới mưa nhiều

+ Hai khu vực ở cực mưa ít nhất

2. Sự phân bố mưakhông đều do ảnh hưởng của đại dương.

- Nguyên nhân: phân bố lục địa, đại dương, địa hình...

- Càng vào sâu trong lục địa lương mưa càng thấp

- Bờ có dòng biển nóng lượng mưa lớn hơn.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Chọn đáp án đúng

Câu 1. Mưa thường xảy ra ở:

A. khu vực áp cao.C.khu vực áp thấp.

B. dọc các frông nóng.D. khu vực áp thấp và dọc các frông

Câu 2. Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở:

A. sâu trong các lục địa.B. miền có gió mậu dịch.

C miền có gió mùa.C. miền có gió địa phương.

Câu 3. Một số nơi như Na-mip, Ca-la-ha-ri,… mặc dù ở ven bờ đại dương, nhưng vẫn mưa rất ít, vì chịu tác động của:

A. Dòng biển nóngB. Khí áp cao.C. Dòng biển lạnh D. Khí áp thấp.

Câu 4. Cùng một dãy núi, nhưng mưa nhiều ở:

A. Sườn khuất gió.B. Sườn chắn gió.C. Ở đỉnh núi rất cao.D. Ở chân núi.

Câu 5. Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất là:

A. Cực. B. Chí tuyếnC. Ôn đới.D. Xích đạo.

2. Tổng kết

3. Phụ lục:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức SGK kết hợp với hiểu biết bản thân thảo luận trong vòng 4 phút hoàn thành nội dung bảng sau:

Nhân tố ảnh hưởng

Khu vực mưa ít

Ví dụ

Khu vực mưa nhiều

Ví dụ

Nguyên nhân

Khí áp

Frông

Gió

Dòng biển

Địa hình

Thông tin phản hồi

Nhân tố ảnh hưởng

Khu vực mưa ít

Ví dụ

Khu vực mưa nhiều

Ví dụ

Nguyên nhân

Khí áp

- Vùng hoạt động áp cao

Ví dụ: vùng chí tuyến, cực

- Vùng hoạt động áp thấp

Ví dụ: vùng ôn đới hải dương

- Áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao

- Áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại thường chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến

Frông

- Mưa lớn

Ví dụ vùng: Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á

- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh => nhiễu loạn không khí => mưa.

Gió

- Gió trong lục địa, mậu dịch.

Ví dụ: Trung Á

- Gió mùa

Ví dụ vùng: Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á

- Nội địa: ẩm ít => mưa ít

- Gió mậu dịch khô => ít mưa

- Gió mùa: nhiễu động thời tiết => mưa

Dòng biển

- Nơi có dòng biển lạnh

- Nơi có dòng biển nóng

- Dòng biển nóng: ẩm lớn => mưa nhiều

- DB lạnh: ẩm ít hơn => mưa ít.

Địa hình

- Đỉnh núi cao

- Nơi địa hình cao hất định.

- Nơi sườn đón gió

- Càng lên cao => không khí loãng => mưa tăng

- Sườn đòn gió: mưa nhiều, ngược lại

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH