Giáo án Địa lý 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 45

Lớp

Ngày dạy

BÀI 33:MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC

LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Biết được sự phát triển từthấp lên cao của các hình thức này.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

3. Thái độ, hành vi

- Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và địa phương

- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở điạ phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất...)

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:Đặc điểm ngành CNSX hàng tiêu dùng và CNCBTP giống nhau?

3. Hoạt động khởi động:

Em hiểu thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mà em biết?

Gọi 1 HS trả lời. HS khác nhận xét.

GV vào bài

4. Bài mới

v Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

-Hình thức: Cá nhân, cả lớp

-Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình

-Thời gian: 5p

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Đọc SGK kết hợp vốn hiểu biết, nêu va trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Bước 2: Đại diện HS trình bày.

Bước 3: GV chuẩn kiến thức

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

-Sö dông hîp lý nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn, vËt chÊt vµ lao ®éng.

-Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

=> Nâng cao trình độ, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường => phát triển bền vững.

v Hoạt động 2:Tìm hiểu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

-Hình thức: Nhóm

-Phương pháp: nhóm, thảo luận, thuyết trình

-Thời gian: 25p

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 5p hoàn thành vào phiếu học tập (phụ lục 1)

-Nhóm 1: Tìm hiểu điểm công nghiệp

-Nhóm 2: Tìm hiểu khu công nghiệp.

-Nhóm 3: Tìm hiểu trung tâm công nghiệp.

-Nhóm 4: Tìm hiểu vùng công nghiệp.

Bước 2: HS thảo luận, đại diện trả lời

Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức.

+ Kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương.

+ Kể tên một số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu CN, vùng CN ở Việt Nam mà em biết.

+ Tại sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam phổ biến hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp khu công nghiệp tập trung?

II. Các hình thức tổ chức lãnh thổ

phụ lục 2

- Các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá, với chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu.

- Thu hút kĩ thuật và công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (5 phút)

Kể tên các điểm CN, khu CN mà e biết ở Nghệ An.

2. Phụ lục.

Phụ lục 1 : Dựa vào nội dung SGK, hình 33, hiểu biết của bản thân, hoạt động theo nhóm,

hoàn thành bảng sau :

Bảng : Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp tập trung

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Vị trí

Quy mô

Mốiquan hệ giữa các xí nghiệp

Ví dụ

Phụ lục 2 : Thông tin phản hồi

Bảng : Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp tập trung

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Vị trí

- Đồng nhất với điểm dân cư

- Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

- Khu vực có ranh giới rõ ràng, CSHT khá, không có dân cư

- Gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay...

- Gắn liền đô thị vừa, lớn.

- VTĐL thuận lợi

- VTĐL thuận lợi

Quy mô

nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp.

khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

KCN, điểm CN, xí nghiệp

-Lớn

- Nhiều TTCN, KCN, Điểm CN

Mốiquan hệ giữa các xí nghiệp

Không có hoặc rất ít

Độc lập Kinh tế, CN

có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Môi liên hệ chặt chẽ: SX, Kĩ thuật, CN.

- Xí nghiệp nòng cốt

- các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ

- Mối liên hệ chặt chẽ.

- Nét tương đồng

- Các ngành phục vụ bổ trợ

- Các ngành CMH

Ví dụ

nêu điểm CN ở địa phương

Bắc Thăng Long, Nội Bài, Đồ Sơn, Đà Nẵng...

Hà Nội, TPHCM, Tokyo, Thượng Hỉa, Newyork...

Vùng loren (P)

VN: 6 vùng

3 vùng KTTĐ

III.ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….