Giáo án Địa lý 10 Bài 24: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 30

Lớp

Ngày dạy

BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm cách phân bố dân cư thế giới và các nhân tố ảnh hưởng phân bố dân cư.

- Hiểu được bản chất và đặc điểm của đô thị hóa

- Biết cách tính mật độ dân số, xác định vị trí các thành phố lớn trên bản đồ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư, dân cư thành thị.

3. Thái độ

- Phân bố không hợp lý ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tê.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động khởi động: Quan sát hình 24.1 nhận xét sự phân bố dân cư thế giới? Giải thích tại sao lại có sự phân bố đó?

Hs trả lời => gv vào bài mới

2.Bài mới:

v HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 5 phút

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: HS đọc mục 1 trang 93 SGK để nêu khái niệm phân bố dân cư. Phân biệt tự giác và tự phát?

Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

GV nêu vấn đề: Để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ người ta sử dụng tiêu chí mật độ dân số.

- Mật độ dân số TG: 48 người\ km2

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội.

Diện tích lãnh thổ

Số người sống trên lãnh thổ

- Mật độ dân số =


ĐV: Người\ km2

v HĐ 2: Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới

- Hình thức: Nhóm

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 12 phút

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận trong 7 phút, hoàn thành bảng

Đặc điểm PBDC thế giới

Các khu vực đông dân

Các khu vực thưa dân

Nguyên nhân dân cư phân bố không đều

(Sử dụng thông tin SGK, thông tin giáo viên cung cấp thêm – phụ lục 1)

Bước 2: HS trao đổi, bổ sung

Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức.

2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều trong không gian.

- KV tập trung đông: Đông Á(ĐTrung Quốc, Nhật, ĐBTriều Tiên), ĐNÁ, Trung- Nam Á, Tây Âu, Nam Âu, vùng Caribê.

- KV thưa dân: Châu đại dương, Trung Phi, Nam Phi, Bắc Phi, các vùng hoang mạc ở Châu Á.

b. Phân bố dân cư thay đổi theo thời gian

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai, khoáng sản.

- Các nhân tố kinh tế xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.

v HĐ 3: Tìm hiểu đô thị hóa

- Hình thức: Nhóm

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 12 phút

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV đưa câu hỏi:

- Nêu khái niệm ĐTH

- nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới?

- Kể tên 10 đô thị lớn nhất trên thế giới

Bước 2 : HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Bước 3.GV tổ chức tròchơi tiếp sức. Chia HS ra 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 HS, các em trong nhóm thay nhau viết lên bảng ảnh hưởng của tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

Bước 2: HS trả lời

Bước 3: gV chuẩn

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm (SGK)

2. Đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

- Tỉ lệ dân thành thị tăng rất nhanh, năm 1900 dân thành thị chiếm 13,6% - năm 2005 dân thành thị chiếm 48%.( VN: 29,6%)

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

- Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng tăng. (Hiện nay cả thế giới có 270 thành phố với trên 1 triệu dân, 50 thành phố trên 5 triệu dân).

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

- Lối sống của dân cư nông thôn nhích lại gần thành thị về nhiều mặt .

3. Ảnh hưởngcủa đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội

- Tích cực: Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện…

- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội tăng....

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Dẫn dắt về vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội >>> Nếu em là lãnh đạo em sẽ giải quyết vấn đề đô thị nào đầu tiên? Làm thế nào để đô thị phát triển hiện đại mà không gây ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường.

HS viết nhanh thông tin ra giấy note >>> trao đổi trong nhóm nhỏ về chiến lược

GV rút thăm ngẫu nhiên để HS lên trình bày. Các HS dưới lớp phản biện

2. Tổng kết

3. Phụ lục

Ảnh đính kèm

Ảnh đính kèm

https://www.youtube.com/watch?v=5eNA09Xego – Top 10 đô thị lớn nhất trên thế giới

V.RÚT KINH NGHIỆM