Giáo án Địa lý 10 Bài 23: Cơ cấu dân số mới nhất mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 29

Lớp

Ngày dạy

BÀI 23:CƠ CẤU DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học Hs cần:

1. Về kiến thức

- Nắm được đặc điểm của các loạicơ cấu dân số từ đó rút ra ý nghĩa cúa từng loại cơ cấu dân số.

2. Về kĩ năng

- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ.

3. Về thái độ

- Nhận thức tốt về kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới.

4. Năng lực định hướng hình thành

- Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Các biểu đồ và bảng số liệu về dân số và sự gia tăng dân số.

2. Đối với học sinh

- Nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.

III. HOẠT ĐỘNG DAY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

3. Vào bài mới

GV mở bài: Đặc điểm dân cư ở mỗi khu vực về giới tính, về tuổi tác, nghề nghiệp và trình độ văn hoá, chính là những đặc trưng của cơ cấu dân số. trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số loại cơ cấu dân số chủ yếu, ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội.

v Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới

Hình thức: cá nhân

Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

Bước 1:

- Hs nghiên cứu I.1 SGK. Tính cơ cấu dân số theo giới.

HS làm bài tập: Năm 2001 dân số Việt Nam là 78,7 triệu người trong đó số nam là 38,7 triệu người, số nữ là 40,0 triệu người. Hãy tính:

a)Tương quan giới nam so với giới nữ.

b)Tương quan giới nam (hoặc nữ) so với tổng số dân.

Bước 2: Đại diện HS đọc kết quả. Giáo viên chuẩn kiến thức. GV đưa ra câu hỏi:

- Cơ cấu dân số theo giới là gì?

-Tại sao ở các nước phát triển thì tỷ lệ nữ thường cao hơn nam, còn ở các nước đang phát triển thì ngược lại? => Cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới?

- Ý nghĩa của cơ cấu dân số này?

- Gv tổng kết. Liên hệ thực tế về sự quan tâm đối với giới nữ ở Việt Nam.

VD: Năm 2019, dân số VN 96.209 nghìn người, trong đó số nam là 47.861 nghìn người. Tính tỉ số giới tính của nước ta?

+ Tỉ số giới tính: 47861/48348 *100 =99%

+ Tỉ lệ nam trong tổng số dân:

47861/96209 * 100 = 49,7 %

I. Cơ cấu sinh học

1. Cơ cấu dân số theo giới

- Khái niệm: Biểu thị tương quan giữa nam so với nữ hoặc so với tổng số dân.(%)

- Công thức: TNN = DNam/ DNữ

- Biến động theo thời gian và khác nhau giữa các nước.

- Ảnh hưởng: tới việc phát triển kinh tế, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

v Hoạt động 2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Hình thức: Nhóm

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

Bước 1. GV đưa ra câu hỏi:

Cơ cấu DS theo tuổi có ý nghĩa gì đối với một quốc gia?

Liệt kê 3 nhóm tuổi của dân số.

Như thế nào là cơ cấu dân số trẻ; cơ cấu DS già?

Tháp dân số là gì?

Có mấy kiểu tháp dân số?

Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.

Bước 3: Gọi ngẫu nhiên 1nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

* GV đặt tiếp câu hỏi:

- Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi nó phản ánh nhiều mặt của dân số?

- Dựa vào tháp dân số ta biết được những đặc điểm nào về dân số? => Tháp dân số phản ánh loại cơ cấu nào của dân số?

- VN có cơ cấu dân số già hay trẻ, cơ cấu dân số đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

* Gv tổng kết.

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Biểu hiện: Dân số thế giới thường được chia làm 3 nhóm tuổi (SGK).

- Dân số của một nước già hay trẻ tuỳ thuộc vào tỉ lệ từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số.

- Tháp dân số:

+ Là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới.

+ Có 3 kiểu tháp dân số.

v Hoạt động 3: Cơ cấu dân số theo lao động

- Hình thức: Nhóm

- Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

* HS nghiên cứu SGK, GV đặt câu hỏi:

Nguồn lao động là gì?

Nhóm DS hoạt động kinh tế và DS không hoạt động KT khác nhau như thế nào?

Có mấy khu vực KT được xác định tương ứng với cơ cấu lao động?

Trả lời câu hỏi kèm theo hình 23.2 trang 91.

Những tiêu chí nào được sử dụng để xác định cơ cấu DS theo trình độ văn hóa?

Cơ cấu DS theo trình độ văn hóa cho ta biết điều gì?

* HS trả lời. GV chuẩn kiến thức

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động

a) Nguồn lao động

* Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (15 tuổi đến 59 tuổi hoặc 64 tuổi) có khả năng tham gia lao động.

* Nguồn lao động chia làm 2 nhóm:

- Nhóm dân số hoạt động kinh tế

+ Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên.

+ Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên.

- Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: Nội trợ, học sinh, sinh viên và các tình trạng khác …

b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

- Dân số lao động theo khu vực kinh tế chia làm 3 khu vực:

+ Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp.

+ Khu vực II: Công nghiệp – xây dựng.

+ Khu vực II: Dịch vụ.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế

có sự khác nhau giữa các nước.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

* Căn cứ: Tỉ lệ biết chữ ( từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên => Phản ánh được trình độ dân trí, học vấn, sự phát triển giáo dục ....của dân cư.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

1. Củng cố:

- GV cho HS xem đoạn clip trên, yêu cầu các em theo dõi và trả lời các câu hỏi:

+ Vấn đề nào đang diễn ra?

+ Tại sao vấn đề đó diễn ra?

+ Việc diễn ra vấn đề này sẽ gây nên những hậu quả như thế nào?

+ Hãy đưa ra ít nhất 2 giải pháp cho vấn đề này

 Ảnh đính kèm

2. Hoạt động nối tiếp

- HS về nhà học bài, xem trước bài 24.

- Tìm các số liệu mới về sự phân bố dân cư trên thế giới.

- Tìm và liệt kê tên các siêu đô thị của thế giới hiện nay.

V. RÚT KINH NGHIỆM

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................