Giáo án Địa lý 10 Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia mới nhất

Ngày soạn: 1/1/2020

Tiết : 38

Lớp

10C4

10C5

10A5

Ngày dạy

BÀI 30: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA.

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố các kiến thức về địa lí cây lương thực trên thế giới.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng, vẽ biểu đồ.

- Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán.

3. Thái độ, hành vi

-Trân trọng những người sản xuất ra lương thực.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên:Tìm hiểu nội dung, lựa chọn phương pháp phù hợp với từng lớp

2.Học sinh: Thước kẻ, compa, bút màu, bút chì, máy tính cá nhân

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nêu đặc điểm ngành chăn nuôi? kể tên các ngành chăn nuôi chính ở nước ta

3. Tiến trình

vHoạt động 1: Bài tập 1.

Bảng số liệu

Sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014

Nước

Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

Số dân

(triệu người)

Trung Quốc

557,4

1364,3

Hoa Kì

442,9

318,9

Ấn Độ

294,0

1295,3

Pháp

56,2

66,5

In-đô-nê-xi-a

89,9

254,5

Việt Nam

50,2

90,7

Thế giới

2 817,3

7 265,8

- Bước 1: GV cung cấp cho HS bảng số liệu mới, HS so sánh nhanh, rút ra nhận xét về sự gia tăng DS và sản lượng lương thực của một số nước.

- Bước 2: HS phân tích, thực hiện yêu cầu của mục II.1 trang 117

GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các bước vẽ biểu đồ dạng cột, cột 2 trục tung.

-Những lưu ý khí vẽ biểu đồ cột

+ 2 trục tung

+ 1 trục hoành

+ Chia tỉ lệ phụ hợp, 2 cột bằng nhau

+ Lưu ý khoảng cách năm

+ Độ rộng cột bằng nhau

+ Hoàn thiện biểu đồ.

- Bước 3: HS vẽ biểu đồ vào vở, GV theo dõi, gợi ý thêm cho các HS chưa theo kịp.

Ảnh đính kèm

vHoạt động 2: Tính bình quân lương thực (10 phút)

- Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc: HS tự đọc yêu cầu của mục II.2, thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

1. Thảo luận với bạn bên cạnh thiết lập công thức tính bình quân lương thực theo đầu người và cùng thực hiện phép tính.

2. Thảo luận rút ra nhận xét cần thiết.

- Bước 2: Các cặp thực hiện nhiệm vụ 1 trong thời gian 3 phút.

- Bước 3: GV chỉ định 2 HS của 2 cặp khác nhau lên bảng trình bày công thức tính bình quân lương thực theo đầu người và ghi kết quả phép tính.

- Bước 4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Nước

Sản lượng lương thực

(triệu tấn)

Số dân

(triệu người)

Bình quân lương thực (kg/người)

Trung Quốc

557,4

1364,3

408,6

Hoa Kì

442,9

318,9

1388,8

Ấn Độ

294,0

1295,3

341,9

Pháp

56,2

66,5

845,1

In-đô-nê-xi-a

89,9

254,5

353,2

Việt Nam

50,2

90,7

553,5

Thế giới

2 817,3

7 265,8

387,7

vHoạt động 3: Tính bình quân lương thực (10 phút)

GV gợi ý:

Bảng số liệu có nội dung nào thì nhận xét nội dung đó:

-Sản lượng lương thực

- Dân số

- Bình quân lương thực đầu người

HS trao đổi, làm vào vở

Gọi HS trả lời

GV nhận xét, bổ sung nếu cần

b, Nhận xét

- Những nước có dân số đông là: Trung Quốc, ấn Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a

- Những nước có sản lượng lương thực lớn là: Trung Quốc, Hoa Kì, ấn Độ

- Những nước có bình quân lương thực cao so với bình quân lương thực theo đầu người là: Hoa Kì, Pháp

4. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

-Gv gọi HS

+ Khi nào thì vẽ biểu đồ cột, nêu cách vẽ biểu đồ cột.

+ Nêu công thức tính bình quân lương thực, từ Ct đó suy ra công thức tính SLLT, Số dân.

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS, nhấn mạnh cách vẽ, và nhận xét số liệu

5.RÚT KINH NGHIỆM

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................