Giáo án Địa lý 10 Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 53

Lớp

Ngày dạy

BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:

1. Về kiến thức:

-Trình bày được vai trò,đặc điểm phân bố của các ngành giao thông vận tải cụ thể(đường sắt,đường ô tô,đường sông-hồ,đường biển,đường ống, đường hàng không).

2.Về kĩ năng:

Xác định được trên bản đồ một số tuyến giao thông quan trọng, vị trí một số đầu mối giao thông vận tải quốc tế.

3. Về thái độ:

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, hợp tác và tìm kiếm thông tin.

- Năng lực chuyên môn:

+ Năng lực sử dụng bản đồ

+ Năng lực phân tích bảng số liệu, biểu đồ

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

            Trình bày vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải?

3. Khởi động

4. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1:  Tìm hiểu về các ngành giao thông vận tải ( 25 phút)

- Phương pháp dùng lời, đàm thoại trực quan/ hoạt động nhóm/ kĩ thuật trạm

- Tiến trình hoạt động

· Vòng 1: nhóm chuyên gia

-Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm. Phát giấy A2 cho các nhóm và phát phiếu học tập cho các cá nhân. 6 nhóm tương ứng với 6 loại hình giao thông

-Bước 2: Giáo viên đưa ra yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố. (học sinh có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy)

-Bước 3: Học sinh hoàn thành bảng nhóm. GV yêu cầu học sinh có 1 phút lập kế hoạch phân công nhóm. Nhớ phải có người nhắc giờ nhé. Học sinh có 3 phút để hoàn thành.

-Bước 4: Sau khi học sinh hoàn thành vòng 1 nhóm chuyên gia, giáo viên yêu cầu học sinh đếm số từ 1 đến 6. Ai có cùng số 1 vào nhóm 1, số 2 vào nhóm 2, số 3 vào nhóm 3 số 4 vào nhóm 4…. Ai không vó số vui lòng đứng dậy đếm lại để có số vào nhóm. Hs có 30 giây di chuyển sang nhóm mới.

·Vòng 2: Mảnh ghép (15 phút)

Ảnh đính kèm

-Bước 1: Giáo viên kiểm tra thành viên trong nhóm mới đã có đủ chuyên gia chưa và giao nhiệm vụ ở nhóm mới: Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây trình bày nội dung mà nhóm chuyên gia trước đó đã làm. (9 phút)

-Bước 2: Học sinh nghe hiệu lệnh hết 1 phút 30 giây lập tức chuyển trạm (trong trường hợp lớp chật có thể học sinh ngồi yên và di chuyển sản phẩm đi). Đến lượt phần của chuyên gia nào thì chuyên gia đó báo cáo.

-Bước 3: Khi chuyên gia báo cáo thì các học sinh trong nhóm hoàn thành phiếu học tập của bản thân (tốc kí đi nhé)

-Bước 4: Giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên theo nhóm số và tên học sinh trong nhóm đứng dậy trình bày trước lớp bất kì loại hình giao thông nào. Những học sinh còn lại kiểm tra phiếu học tập của bản thân và rà soát lại những gì mình học được qua hoạt động vừa rồi còn thiếu gì thì bổ sung.

§ Giáo viên đưa ra một số câu hỏi phân tích sâu để học sinh có thế giải thích được điều này sau bài học này.

üTại sao Đường biển phát triển mạnh ở hai bên bờ Đại Tây Dương

üTại sao ở Châu Âu và đông bắc Hoa Kì có mạng lưới đường sắt dày và mật độ cao.

üLiên hệ Việt Nam ở mỗi loại hình

Phiếu học tập chung cho các trạm

TT

Ngành

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân bố

1

Ngành vận tải đường sắt

Ảnh đính kèm

2

Ngành vận tải đường ô tô

Ảnh đính kèm

3

Ngành vận tải đường ống

Ảnh đính kèm

4

Ngành vận tải đường sông, hồ

Ảnh đính kèm

5

Ngành vận tải đường biển

Ảnh đính kèm

6

Ngành vận tải đường hàng không

Ảnh đính kèm

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP

TT

Ngành

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân bố

1

Ngành vận tải đường sắt

- Vận chuyển hàng nặng trên quãng đường xa

- Tốc độ nhanh, ổn định

- Giá rẻ

- Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray

- Vốn đầu tư lớn để

- Cần nhiều nhân viên.

- Ô nhiễm môi trường

Gắn liền với phân bố công nghiệp. Chủ yếu ở Châu Âu, Hoa Kì.

2

Ngành vận tải đường ô tô

Tiện lợi, cơ động, thích ứng cao với các điều kiện địa hình.

-  Có hiệu quả kinh tế cao ở các cự li ngắn

- Phối hợp với các phương tiện vận tải khác

Chi dùng nhiều nguyên, nhiên liệu.

- Ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông.

Tây Âu, Hoa Kì.

3

Ngành vận tải đường ống

Vận chuyển dễ dàng các dạng lỏng và khí (dầu mỏ, khí đốt).

- Giảm ô nhiễm môi trường.

- Chi phí xây dựng cao.

- Phải bảo trì thường xuyên để tránh rò rỉ.

Trung Đông, LB Nga, Trung Quốc, Hoa Kì.

4

Ngành vận tải đường sông, hồ

Rẻ, chở các hàng nặng cồng kềnh, không cần nhanh.

Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm

Hoa Kì, LB Nga, Canađa

5

Ngành vận tải đường biển

- Đảm bảo phần rất lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế.

- Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất.

- Giá khá rẻ.

Sản phẩm chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ → ô nhiễm biển.

- Các cảng biển: ở hai bên bờ ĐTD và TBD.

- Các kênh biển: kênh Xuy-ê, Panama, Ki-en.

- Các nước có đội tàu buôn lớn: Nhật Bản, Libêria, Panama,…

6

Ngành vận tải đường hàng không

- Đảm bảo mối giao lưu quốc tế.

- Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật.

Rất đắt, trọng tải thấp, ô nhiễm

- Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, LB Nga.

-Các tuyến xuyên ĐTD.

- Các tuyến nối Hoa Kì với khu vực châu Á Thái Bình Dương.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

1. Củng cố:

Câu 1. Ngành vận tải có khối lượng vận chuyển lớn nhất trên thế giới là

       A. đường hàng không.          B. đường sắt.

       C. đường ôtô.                         D. đường biển.

Câu 2. Kênh đào Xuy – Ê nối liền giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.   B. Thái Bình Dương – Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương.       D. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương.

Câu 3. Quốc gia có hệ thống đường ống dài nhất trên thế giới là

A. Nga.                  B. Hoa kì.                               C. Arập Xê út.                       D. Trung Quốc.

Câu 1. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đại Tây Dương là do

A. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Hoa Kì.

B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản.

C. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.

D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kì và Nhật Bản.

2. Tổng kết

V. RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .....................................................................................................................................................................................................