Giáo án Địa lý 10 Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 47

Lớp

Ngày dạy

Bài 34: Thực hành:

Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

2. Kĩ năng

- Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.

3.Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành CN năng lượng, cóý thức bảo vệvà sửdụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các TTCN ở nước ta.

3. Hoạt động khởi động:

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ bài thực hành

1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp.

2. Nhận xét, giải thích biểu đồ.

v Hoạt động 2: Thực hành

-Hình thức: cá nhân

-Thời gian: 30 phút

Hoạt động của HS, GV

Nội dung

Nội dung 1:

Câu hỏi: Khi nào vẽ biểu đồ đường? Trình bày các bước vẽ biểu đồ của bài thực hành

Gọi Hs trả lời.

GV nhận xét, bổ sung

1.Giới thiệu biểu đồ đường

-Khi thể hiện động thái phát triểncủa các đối t­ượng, hiện tượng địa lí qua nhiều năm).

-Cách thực hiện:

+ Xử lí số liệu

+ Hệ trục tọa độ: Trục tung chỉ giá trị %. Trục hoành thể hiện thời gian – năm.

+ Năm đầu tiên trùng với gốc tọa độ

+ 4 đường cùng xuất phát từ 100%.

+ Khoảng cách thời gian

+ Tên biểu đồ, chú giải

Nội dung 2:

- Nêu cách tính tốc độ tăng trưởng

HS tính, xong rồi mới vẽ

- HS tự vẽ biểu đồ

- GV đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của HS

- HS báo cáo kết quả

1.Bảng số liệu

Năm

Sản phẩm

1950

1960

1990

2003

2010

2013

Than (triệu tấn)

1 820

2 603

3 387

5 300

6 025

6 859

Dầu mỏ

(triệu tấn)

523

1 052

3 331

3 904

3 615

690

Điện (tỉ kWh)

967

2

04

11 832

14 851

21 268

23 141

Thép (triệu tấn)

189

346

770

870

1 175

1 393

1.Xử lí bảng số liệu

Bảng: Tốc độ tăng trưởng 1 số ngành năng lượng thế giớiĐơn vị: (%)

Năm

Sản phẩm

1950

1960

1990

2003

2010

2013

Than (triệu tấn)

100

143

186

291

331

377

Dầu mỏ

(triệu tấn)

100

201

637

746

691

706

Điện (tỉ kWh)

100

238

1224

1536

2199

2393

Thép (triệu tấn)

100

183

407

460

622

737

2. Vẽ biểu đồ

Ảnh đính kèm 

Năm

Nội dung 3:

- Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, cho biết:

+ Đây là các sản phẩm của ngành công nghiệp nào?

+ Nhận xét đồ thị biểu diễn của từng sản phẩm (tăng, giảm và tốc độ tăng, giảm qua các năm như thế nào)

+ Giải thích nguyên nhân

- Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau.

- Bước 3:HSđại diện trả lời. GV chuẩn kiến thức.

3. Nhận xét và giải thích

- Sản phẩm của ngành: công nghiệp năng lượng

- Nhìn chung: tốc độ tăng trưởng các sản phẩm đều tăng.

- Trong đó:

+ Điện (tăng 2393%) và tăng nhanh nhất.

+ Thép tăng 737% và tăng nhanh thứ 2.

+ Dầu (tăng 706%) không liên tục và tăng nhanh thứ 3.

üGiai đoạn 1950-2003: tăng

üGiai đoạn 2003-2010: giảm

üGiai đoạn 2010-2013: tăng trở lại

+ Than (tăng 377%) và tăng nhanh chậm nhất.

* Giải thích

- Các sản phẩm đều tăng do nhu cầu tiêu thụ.

- Điện: Tăng nhanh nhất vì:

+ Năng lượng sạch, thân thiện với môi trường

+ Phù hợp với tình hình mới, tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao của công nghiệp và đời sống.

+ Đảm bảo phát triển bền vững.

- Dầu mỏ: tăng khá nhanh do:

+ Khả năng sinh nhiệt lớn.

+ Không có tro.

+ Dễ nạp nhiên liệu.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu.

+ Tiện sử dụng cho các động cơ đốt trong

- Than: tăng chậm nhất do:

+ Năng lượng truyền thống.

+ Đang cạn kiệt.

+ Khôngthân thiện với môi trường.

+ Đang được thay thế.

IV. TỔNG KẾT

1. Củng cố

- Gọi HS nêu tổng quát: khi nào thì vẽ biểu đồ đường, cách vẽ hoàn thiện biểu đồ đường tăng trưởng.

2. Hướng dẫn về nhà

Về nhà học sinh hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị các bài ôn tập

V. RÚT KINH NGHIỆM

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................