Giáo án Địa lý 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 15

Lớp

10C4

10C5

10A5

Ngày dạy

BÀI 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm thuỷ quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới.

2. Kĩ năng:

- Phân tích hình ảnh, hình vẽ để nhận biết các vòng tuần hoàn nước, sự phát triển của hồ, đầm.

- Xác định trên bản đồ thế giới một số hồ lớn.

- Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông

3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2.Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to. Bản đồ thế giới, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.Hoạt động khởi động:

4. Bài mới:

Trong bài thơ “ Thề non nước” của Tản Đà có câu thơ “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”. Theo em, ý của Tản Đà trong câu này là gì?

HS trả lời, Gv vào bài mới.

v Hoạt động 1: Tìm hiểu về thủy quyển

-Hình thức: Hoạt động cả lớp.

-Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở

-Thời gian: 10 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Dựa vào hiểu biết của bản thân, kiến thức đã học, quan sát hình 15, cho biết: theo em,

+ nước ở đâu trên Trái Đất? Thủy quyển là gì? Nước nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

+ Nước đứng yên hay di chuyển?

+ Khi di chuyển, nước tạo thành mấy vòng tuần hoàn?

+ Nêu khái niệm vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ? Nước tham gia mấy giai đoạn trong các vòng tuần hoàn trên?

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: Gv chuẩn

Mở rộng: Phân tích hình 15.

Chuyển: Trong toàn bộ khối nước trên lục địa, nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại là nước mặt. Sông chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng nước ngọt nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của nhân loại.

I. Thủy quyển

1. Khái niệm

- Là lớp nước trên bề mặt Trái Đất, gồm nước biển, đại dương, nước trên lục địa, hơi nước khí quyển.

- Phân loại:

+ Nước trên mặt

* Nước ngọt

* Nước biển

+ Nước ngầm

- Vòng tuần hoàn: 2

+ Nhỏ: bốc hơi, nước rơi.

+ Lớn:

* Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy.

* Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm .

v Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

-Hình thức: Hoạt động cặp.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, nhóm nhỏ.

-Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động theo cặp, thảo luận trong vòng 3 phút:

- Nhóm 1: Chế độ mưa

- Nhóm 2: Băng tuyết và nước ngầm

- Nhóm 3: Địa thế

- Nhóm 4: Thực vật và hồ đầm

Bước 2: Hs thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Đánh số Hs từ 1 - 4 (tùy vào số lượng Hs), thành lập nhóm mới (cùng 1 số thứ tự về cùng 1 nhóm) vẽ sơ đồ tư duy về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trong vòng 7 phút

Ảnh đính kèm

Bước 4. Gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bay SP. Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng:

- Tại sao miền Trung, lũ lên nhanh rút nhanh?

- Rừng phòng hộ thường được trông ở đâu?

- Tại sao chế độ nước của sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng?

II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm

- Nguồn cấp nước

+ Đới nóng, ôn hòa: mưa

+ Cực: Băng tuyết

- Ảnh hưởng tới chế độ nước sông

- Điều hòa dòng chảy: nước ngầm

2. Địa thế, thực vật, hồ đầm

- Địa hình: tốc độ, cường độ dòng chảy

- Thực vật: Tác dụng điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt.

- Hồ, đầm: điều hòa dòng chảy sông

v Hoạt động 3: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động nhóm.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, nhóm.

-Thời gian: 7 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

GV chia lớp thành 3 nhóm, hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút. Phụ lục 1

- Nhóm 1: Tìm hiểu Sông Nin

- Nhóm 2: Tìm hiểu sông Amadon

- Nhóm 3: Tìm hiểu I-ne-nitxay

Bước 2:

- HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

1. Phân tích biểu đồ

Phụ lục 2

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ trên bảng, hãy sắp xếp cột A và B sao cho hợp lí.

A. Các sông

B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu

1. Sông A-ma-dôn

2. Sông Nin

3. Sông Hằng

4. Sông Hoàng Hà

5. Sông Cửu Long

6. Sông Hồng

a. Nước mưa.

b. Nước ngầm.

c. Băng, tuyết tan.

2. Tổng kết

3. Phụ lục 1:

Dựa vào SGK kết hợp với kiến thức đã học thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút hoàn thành bảng sau:

Bảng1: Một số sông lớn trên Trái Đất

Sông

Sông Nin

Sông Amadôn

Sông I-ê-nit-xây

Vị trí

Nơi bắt nguồn

S lưu vực (km2)

Chiều dài (km)

Hướng chảy

Nguồn cung cấp nước

Phụ lục 2: Thông tin phản hồi

Bảng1: Một số sông lớn trên Trái Đấy

Sông

Sông Nin

Sông Amadôn

Sông I-ê-nit-xây

Vị trí

Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi

Khu vực xích đạo, châu Mỹ

Khu vực ôn đới lạnh, châu á

Nơi bắt nguồn

Hồ Victoria

Dãy Anđét

Dãy Xaian

S lưu vực (km2)

2881000

7170000

2580000

Chiều dài (km)

6685

6992 ( năm 2007)

4102

Hướng chảy

Từ Nam lên Bắc

Từ Tây sang Dông

Từ Nam lên Bắc

Nguồn cung cấp nước

Mưa và nước ngầm

Mưa và nước ngầm

Băng, tuyết tan

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….