Giáo án Địa lý 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 14

Lớp

Ngày dạy

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí : cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Biết phân biệt frong và dải hội tụ nhiệt đới

- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí.

2. Kĩ năng:

Quan sát hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ để thấy sự phân bố các khối khí, sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất

3. Thái độ:

- Nhận thức được sự cần thiết phải chống ô nhiễm khí thải để bảo vệ lớp ôzôn của tầng đối lưu.

- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường không khí để tránh ô nhiễm bầu khí quyển.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ, mô hình)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

-Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình.

2. Phương tiện:

-Các hình trong SGK phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép vào bài mới

3.Hoạt động khởi động: (2 phút)

Có nhận định rằng “ Bầu khí quyển là tấm chăn không lồ của bề mặt Trái Đất”. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất”

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu khí quyển

-- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

-Thời gian: 5 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Yêu cầu HS đọc SGK, và hiểu biết của bản thân, đặt tiêu đề cho nội dung sau:

Tiêu đề

Thông tin

1/………………

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hư

ng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

2/………………

Thành phần của khí quyển bao gồm các chất khí (Nitơ- 78,1%, oxi- 20,43%, hơi nước và các chất khí khác - 1,47%), cùng với các thành phần vật chất khác (tro, bụi, muối, vi sinh vật…)

3/………….……

- Khí quyển cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống; bảo vệ Trái Đất chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài: sao băng, thiên thạch…

- Lớp ozon ở tầng bình lưu ngăn cản các tia tử ngoại tiêu hủy cuộc sống trên Trái Đất.

- Khí quyển giúp điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất làm ban ngày bớt nóng, ban đêm bớt lạnh…

Bước 2. HS hoàn thiện theo cặp, trình bày

Bước 3. GV nhận xét, kết luận và cung cấp thông tin phản hồi.

1/ Khái niệm,

2/ Thành phần

3/ Vai trò.

I. Khí quyển

- Khái niệm: là lớp không khí bao quanh trái đất

- Thành phần chủ yếu là: khí nitơ 78%, Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%)

Vai trò: quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

- Khí quyển gồm có 5 tầng (tham khảo SGK).

v Hoạt động 2: Tìm hiểu các khối khí, frong

-Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

-Thời gian: 10 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Yêu cầu HS đọc SGK, và hiểu biết của bản thân, hoàn thành bảng sau:

Khối khí

Kí hiệu

Tính chất

Kiểu

Cực

Ôn đới

Chí tuyến

Xích đạo

- Tại sao ở xích đạo có 1 kiểu khí hậu là đại dương Em?

- Đọc SGK, kết hợp kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Frong là gì? Kí hiệu như thế nào?

+ Tác động của frong đến BMTD

+ Mỗi bán cầu có mấy loại Frong?

+ Khối khí nào tiếp xúc với nhau không tạo ra F?

+ Dải hội tụ nhiệt đới là gì? ảnh hưởng của nó đến BMTD ntn? Có mấy dải hội tụ nhiệt đới?

Bước 2:

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS khác nhận xét bổ sung

Bước 3: GV nhận xét và chuẩn lại kiến thức

Mở rộng: Ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của những khối khí nào? dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động vào thời gian nào? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của nước ta?

2. Khối khí

Khối khí

Kí hiệu

Tính chất

Kiểu

Cực

A

rất lạnh

Am, Ac

Ôn đới

P

lạnh

Pm, Pc

Chí tuyến

T

nóng

Tm,

Tc

Xích đạo

E

rất nóng

Em

=> di chuyển, bị biến tính

3. Frong

- Khái niệm: là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất. (F)

- Tác động: nhiễu loạn thời tiết, mưa.

- Số lượng: 4

+ Frong địa cực (FA)

+ Frong ôn đới (FP)

- Khối khí XĐ và chí tuyến không tạo ra F ( cùng tính chất, cùng hướng gió)

- Khối khí XĐ 2 bán cầu: tính chất giống nhau, hướng gió ngược nhau => dải hội thụ nhiệt đới

+ Khái niệm: Mặt phân cách 2 khối khí cùng tính chất nhưng ngược hướng gió

+ Gây mưa, nhiễu động thời tiết

+ Số lượng: 1

v Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

-Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.

-Thời gian: 25 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 11.2 và hiểu biết của bản thân, theo em:

+ Nguồn cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt đất từ đâu?

+ Bức xạ mặt trời là gì?

+ Nhiệt độ không khí là gì

+ Lượng nhiệt nhận được có giống nhau trên bề mặt trái đất không?

- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung

- GV nhận xét và chuẩn lại kiến thức

Bước 2:

- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, hoạt động trong vòng 2 phút hoàn thành phiếu học tập sau

+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự phân bố theo vĩ độ

+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân bố theo lục địa – đại dương

+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự phân bố theo địa hình

- Đại diện HS trả lời

- Gv: chuẩn

Bước 3: Mở rộng

+ Tại sao nhiệt độ cao nhất không phải ở xích đạo?

+ Tại sao nhiệt độ cao nhất, thấp nhất đều ở lục địa?

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1.Bức xạ và không khí

- Bức xạ là dòng năng lượng và vật chất từ Mặt Trời đến TĐ

- Nhiệt độ không khí là nhiệt độ từ bề mặt đất được mặt trời đốt nóng phản xạ lên.

+ Góc chiếu lớn => nhiệt độ cao

+ Góc chiếu nhỏ => nhiệt độ thấp

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

- Tại sao vào mùa hè, nhiệt độ cao nhất không phải là 12h, mà là 13h?

- Nêu điểm khác nhau giữ Frong và dải hội tụ nhiệt đới?

2. Tổng kết

3. Phụ lục

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 11, hình 11.2, hình 11.3 SGK, hãy thảo luận nhóm trong vòng 2 phútvà hoàn thành nội dung sau :

1. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lí

- Càng lên vĩ độ cao:

+ Nhiệt độ trung bình năm càng ..............(....0: 24,5 0C – ....0: -10,4 0C)

+ Biên độ nhiệt năm càng ......... (00: .... 0C – ......0: 32,2 0C)

- Nhiệt độ cao nhất ở ......... (....0C)

2. Sự thay đổi nhiệt độ theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất ở ..........

- .............. ở lục địa lớn, đại dương nhỏ

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo ................ và ............ lục địa

3. Phân bố theo địa hình

- Càng lên cao nhiệt độ càng ......(.....m => 0,6 0C)

- Thay đổi theo độ dốc, hướng phơi của sườn núi

+ Sườn khuất nắng, độ dốc ........... => góc nhập xạ ....... => nhiệt độ ......

+ Sườn ............, ............ nhỏ => ................... lớn =>............... cao

THÔNG TIN PHẢN HỒI

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lí

- Càng lên vĩ độ cao:

+ Nhiệt độ trung bình năm càng TĂNG .(00: 24,5 0C – 700: -10,4 0C)

+ Biên độ nhiệt năm càng GIẢM (00: 1,8 0C – 700: 32,2 0C)

- Nhiệt độ cao nhất ở CHÍ TUYẾN (250C)

2. Sự thay đổi nhiệt độ theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất ở LỤC ĐỊA

- BIÊN ĐỘ NHIỆT ở lục địa lớn, đại dương nhỏ

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo BỜ TÂY và BỜ ĐÔNG lục địa

3. Phân bố theo địa hình

- Càng lên cao nhiệt độ càng GIẢM (100.m => 0,6 0C)

- Thay đổi theo độ dốc, hướng phơi của sườn núi

+ Sườn khuất nắng, độ dốc NHỎ => góc nhập xạ NHỎ. => nhiệt độ THẤP

+ Sườn ĐÓN NẮNG, ĐỘ DỐCLỚN =>GÓC NHẬP XẠ lớn => NHIỆT ĐỘ cao

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………