Ngày soạn: 1/8/2019
Tiết : 5
Lớp |
|||
Ngày dạy |
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, Hệ mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Biết được vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hĩnh vẽ, mô hình để xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt Trời.
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ, mô hình, hình vẽ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
-Đàm thọai gợi mở
-Thảo luận nhóm
-Thuyết trình
-Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình vẽ, mô hình.
2. Phương tiện:
-Các hình trong SGK phóng to.
-Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp
3.Hoạt động khởi động: (10 phút) Trò chơi: “Giải cứu hình ảnh”
- B 1: GV nhóm và phổ biến luật chơi.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm (tùy số lượng HS).
+ GV phổ biến luật chơi.
●Có 4 ô chữ
●Giơ đáp án khi hết thời gian
●Mỗi đáp án đúng được 5 điểm.
+ GV nhờ một HS đứng trên bảng ghi điểm cho các nhóm.
- B 2: Tiến hành chơi. (GV có thể thêm số lượng câu hỏi).
+ Ô chữ số 1: Trái Đất có hình dạng gì?
Đáp án: Hình cầu.
+ Ô chữ số 2: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Đáp án: Thứ 3.
+ Ô chữ số 3: Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh khác đứng yên hay chuyển động?
Đáp án: Chuyển động.
+ Ô chữ số 4: Các đường nối hai cực Bắc và Nam được gọi là gì?
Đáp án: Đường kinh tuyến.
- Bước 3: GV thông báo kết quả, nhận xét tinh thần tham gia trò chơi của các nhóm, tuyên dương nhóm có số điểm cao nhất.
- Bước 4: Khi HS trả lời xong 4 ô chữ, màn hình xuất hiện hình ảnh Hệ Mặt Trời, GV dùng hình ảnh và dẫn dắt HS vào bài mới
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về vũ trụ, Hệ mặt trời, Trái Đất
-Hình thức: Hoạt động cá nhân, cặp.
-Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, gợi mở.
-Thời gian: 25 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
||||||||||||||
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK, kết hợp video giới thiệu về vũ trụ, thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi:
- Phân biệt Thiên hà với Dải Ngân hà Bước 2: Hs thảo luận, làm vào giấy Bước 3: Gọi bất kỳ HS lên bảng trình bày GV chuẩn kiến thức. Mở rộng: Phân biệt Thiên Hà và Dải Ngân Hà |
I. Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời 1. Vũ trụ - Là khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ Thiên hà. - Thiên Hà: là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, khí bụi, bắc xạ mặt trời,.. - Dải Ngân hà: là Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất). 2. Hệ Mặt trời - Hệ Mặt trời gồm: mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh (gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí) - 8 hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, hải Vương tinh. - Quỹ đạo chuyển động: hình elip - Hướng: ngược chiều kim đồng hồ 3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Vị trí: +Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời +Khoảng cách TB từ TĐ đến MT là:149,6 tr km => sự sống tồn tại và phát triển. - 2 chuyển động chính: tự quay và quay quanh mặt trời. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (2 phút)
Trả lời nhanh:
1. Giải thích tại sao Trái Đất là Hành tinh duy nhất có sự sống?
2. Hành tinh nào lớn nhất?
3. Hành tinh nào nóng nhất?
2. Tổng kết ( 1 phút)
V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH