Giáo án Địa lý 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 19

Lớp

Ngày dạy

Tiết 9. BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm,nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thuỷ triều, phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương.

- Phân tích được vai trò sự chuyển động của nước trong biển và đại dương trong đời sống.

2. Kĩ năng:

-Quan sát, phân tích tranh ảnh, video.

- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.

3. Thái độ:

- Yêu thích thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên.

- Tuyên truyền, khuyến khích mọi người sử dụng năng lượng tái tạo.

- Biết đặc điểm của thuỷ triều để áp dụng trong đời sống, quân sự.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình, Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện: Các hình trong SGK phóng to, Bản đồ thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Hoạt động khởi động:

Quan sát hình ảnh Ngô Quyền đánh thắng quân Nguyên – Mông trên sông Bạch Đằng. Theo em, Ngô Quyền đã sử dụng “chiến thuật quân sự” gì để đánh bại quân xâm lược? Có phải chiến lược này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi không?

Hs trả lời. Gv đi vào bài mới.

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu về sóng biển

-Hình thức: Hoạt động cả lớp.

-Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở

-Thời gian: 10 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Quan sát video, mô hình, hình ảnh về sóng kết hợp với hiểu biết bản thân và SGK cho biết:

+ Sóng biển di chuyển theo hướng nào? Nêu khái niệm?

+ Nguyên nhân gây ra sóng là gì?

+ Có những loại sóng nào?

+ Em biết gì về sóng thần? (chiều cao, nguyên nhân, tốc độ, tác động)

+ Kể tên 1 số trận sóng thần mà em biết?

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: Gv chuẩn

I. Sóng biển

- Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Gió

- Sóng thần:

+ Độ cao: 20-40m

+ Tốc độ: 400-800m

+ Nguyên nhân: Năng lượng bên trong lòng đất.

+ Ảnh hưởng: Người, của, CSVC.

v Hoạt động 2: Tìm hiểu thủy triều

-Hình thức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não.

-Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình ảnh chuyển động của dòng nước, video, hình ảnh, SGK, từ đó hãy nêu

+ Khái niệm thủy triều là gì?

+ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì?

+ Khi nào dao động thuỷ triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

+ Khi nào dao động thuỷ triều nhỏ nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

+ Thủy triều có ý nghĩa gì đối với sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế?

Bước 2:

- HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng: Ở nước ta, thủy triều diễn ra phổ biến nhất ở khu vực nào?

II. Thủy triều

1. Khái niệm

- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

2. Nguyên nhân

-Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Đặc điểm:

- Triều cường: khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.( Ngày không trăng, ngày vọng)

- Triều kém: khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau(ngày sóc)

v Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng biển

-Hình thức: Hoạt động cặp.

-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, nhóm nhỏ, động não.

-Thời gian: 12 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu khái niệm dòng biển? Dòng biển có mấy loại? Nguyên nhân sinh ra dòng biển là gì?

- Quan sát hình sau, nhận xét sự phân bố dòng biển nóng, dòng biển lạnh ở 2 bán cầu? (bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào)

- Khi dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thì tạo thành gì? Vòng hoàn lưu có hướng như thế nào ở 2 bán cầu?

- Ở khu vực gió mùa, dòng biển hoạt động như thế nào?

- Nhận xét sự phân bố dòng biển nóng, lạnh qua các bờ đại dương.

- Ảnh hưởng của dòng biển như thế nào đối với tự nhiên, kinh tế nơi nó đi qua?

Bước 2:

- HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 3: Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng: Ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của những dòng biển nào và hoạt động ra sao? Ảnh hưởng của nó tới nước ta như thế nào?

III. Dòng biển

3. Đặc điểm

- Dòng biển nóng xuất phát từ 2 bên XĐ chảy về cực, gặp XĐ chảy về phía Tây.

- Dòng biển lạnh: 30-40 0 B,N chảy về xích đạo.

BBC, 1 số dòng bắt nguồn từ Cực => Tây => Xích Đạo.

- Vĩ độ thấp, các dòng biển chuyển động thành vòng hoàn lưu

+ Bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ

+Bán cầu Nam thì ngược lại.

- Vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Câu 1. Tại sao nước Anh có tên gọi: xứ sở sương mù.

Câu 2. NỐi

 Ảnh đính kèm

2. Tổng kết

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH

………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………