Giáo án Địa lý 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ mới nhất

Ngày soạn: 1/8/2019

Tiết : 13

Lớp

Ngày dạy

BÀI 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

-Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

- Tác động của động đất núi lửa tới tự nhiên và môi trường sống của con người.

2. Kĩ năng:

Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên thế giới.

3. Thái độ:

Chia sẻ với người dân các nước có nhiều thiên tai

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

-Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

-Các hình trong SGK phóng to.

-Bản đồ thế giới

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3.Hoạt động khởi động: Ngày 13/11/ 2011 ở Nhật Bản xảy ra sự kiện gì chấn động cả nước Nhật và được sự quan tâm của cả Thế giới. Tại sao Nhật Bản lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như vậy? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài “ Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vùng núi trẻ trên bản đồ”

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích và yêu cầu của bài thực hành

-Hình thức: Hoạt động cả lớp.

-Phương pháp: Đặt vấn đề

-Thời gian: 3 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành.

Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm.

I. Yêu cầu:

- Xác định vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ

- Nhận xét sự phân bố

II. Tiến hành:

v Hoạt động 2: Thực hành xác định một số phương pháp biển hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

-Hình thức: Hoạt động nhóm.

-Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

-Thời gian: 25 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV chia lớp 3 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 10.1, bản đồ Các mảng kiến tạo; Tập bản đồ Thế giới và các châu lục để xác định :

+ Nhóm 1: các vành đai động đất.

+ Nhóm 2: các vành đai núi lửa.

+ Nhóm 3: Các vùng núi trẻ.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nhận xét.

- Chuẩn kiến thức

Bước 2: Quan sát hình 10 kết quả mục 1 hãy

- Nhận xét sự phân bố của các vành đai động đất núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo?

- Nêu mối quan hệ của các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.

Bước 3:

- HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức

Mở rộng: Nêu ví dụ và hậu quả do động đất, núi lửa gây ra mà em biết

Mở rộng: Tác động của động đất và núi lửa tới con người và môi trường sống của con người rất lớn, đây có thể coi là một thảm họa thiên tai lớn, nếu xảy ra ở đại dương còn gây ra sóng thần vì vậy ta phải biết quy luật, biện phápđể phòng tránh thiệt hại thấp nhất.(Liên hệ với Nhật Bản)

1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ trên bản đồ

a. Vành đai động đất

- Dọc bờ Tây châu Mĩ

- Giữa Đại Tây Dương

- Phía Nam Âu –Á đến Tây TBD

- Dọc bờ Tây TBD (dọc bờ biển phía Đông của Châu á).

b. Vành đai núi lửa:

- Dọc bờ Tây châu Mĩ (đặc biệt là Trung Mĩ & Nam Mĩ)

- Giữa Đại Tây Dương

- Nam Âu ( Địa Trung Hải)

- Dọc bờ Tây TBD (dọc bờ biển phía Đông của châu á, nhất là ĐNA).

c.Các vùng núi trẻ:

- Dãy Anpơ, Capca (Châu Âu).

- Dãy Hymalaya ở châu Á .

-Dãy Coóc die, Andet ở châu Mỹ.

2. Nhận xét

- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng động đất, núi lửa, núi trẻ => thường tập trung thành một số vùng lớn.

- Trùng với các đường kiến tạo (ranh giới tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo)

- Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là nơi hình thành núi trẻ và là nơi bất ổn định của vỏ Trái Đất (động đất, núi lửa).

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

GV cho HS lên Điền và chỉ các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ lên bản đồ trống

2. Tổng kết

V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH