Tập hợp

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Sơ đồ tư duy Tập hợp

Tập hợp - ảnh 1

II. Định nghĩa tập hợp

1. Định nghĩa

Là một nhóm các phần tử có cùng tính chất hoặc có cùng một đặc điểm nào đó. Tập hợp thường được kí hiệu bằng chữ cái in hoa như: \(A,B,C,...\)

Chú ý: Cho tập hợp \(A\) .

     + Nếu \(a\) là phần tử thuộc tập \(A\)  ta viết \(a \in A\)

     + Nếu \(a\) là phần tử không thuộc tập \(A\) ta viết \(a \notin A\)

2. Cách xác định tập hợp

Có 2 cách để xác định tập hợp:

a) Liệt kê: Viết tất cả các phần tử của tập hợp vào giữa dấu \(\left\{ {} \right\}\), các phần tử cách nhau bởi dấu “,”.

b) Nêu tính chất đặc trưng: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

Ta thường minh họa tập hợp bằng một đường cong khép kín gọi là biểu đồ Ven.

Chú ý:

Số phần tử của tập hợp S được kí hiệu là \(n\left( S \right)\). Chẳng hạn, tập hợp \(A = \left\{ {0;2;4;6;8} \right\}\) Có 5 phần tử nên \(n\left( A \right) = 5\)

3. Tập hợp rỗng

Là tập hợp không chứa phần tử nào, kí hiệu là \(\emptyset \).

\(A \ne \emptyset  \Leftrightarrow \exists x:x \in A\)

Ví dụ: Tập nghiệm của phương trình \({x^2} + 4 = 0\) là tập rỗng.

III. Tập hợp con và tập hợp bằng nhau

1. Tập con của một tập hợp

Nếu mọi phần tử của tập hợp \(T\) đều là phần tử của tập hợp \(S\) thì ta nói \(T\) là một tập hợp con (tập con) của \(S\) và viết là \(T \subset S\) (đọc là \(T\) chứa trong \(S\) hoặc \(T\) là tập con của \(S\) ).

Quy ước: Tập hợp rỗng \(\emptyset \) được coi là con của mọi tập hợp.

Nhận xét: \(A \subset B \Leftrightarrow \left( {\forall x \in A \Rightarrow x \in B} \right)\)

Chú ý:           

+) \(\emptyset  \subset A,\forall A\)     

+) \({\rm{A}} \subset {\rm{A,}}\forall {\rm{A}}\)      

+) \(A \subset B,B \subset C \Rightarrow A \subset C\) (bắc cầu).

+ Số tập con của một tập hợp: Tập hợp \(A\) gồm có \(n\) phần tử thì số tập con của tập hợp \(A\) là \(P\left( A \right) = {2^n}\).

2. Hai tập hợp bằng nhau

Hai tập hợp \(S\) và \(T\) được gọi là hai tập hợp bằng nhau nếu mối phần tử của \(T\) cũng là phần tử của tập hợp \(S\) và ngược lại. Kí hiệu là \(S = T\).

\(A = B \Leftrightarrow \forall x,\left( {x \in A \Leftrightarrow x \in B} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \subset B\\B \subset A\end{array} \right.\)

IV. Các tập hợp số

1. Nhắc lại các hàm số đã học

        + Tập các số tự nhiên: \(\mathbb{N} = \left\{ {0,1,2,...} \right\}\)

        + Tập các số tự nhiên khác 0: \({\mathbb{N}^*} = \left\{ {1,2,3,...} \right\}\)

        + Tập các số nguyên: \(\mathbb{Z} = \left\{ {..., - 2, - 1,0,1,2,...} \right\} = \left\{ {0, \pm 1, \pm 2,...} \right\}\)

        + Tập các số hữu tỉ: \(Q = \left\{ {\dfrac{m}{n}|m \in \mathbb{Z},n \in {\mathbb{Z}^*}} \right\}\)

        + Tập số vô tỉ \(I\)

        + Tập các số thực: \(\mathbb{R} = \left( { - \infty ; + \infty } \right)\) gồm tất cả các số trên kể cả số vô tỉ.

Mối quan hệ giữa các tập hợp số:

\({\mathbb{N}^*} \subset \mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\)

2. Các tập con của \(\mathbb{R}\)