Hàm số và đồ thị

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Khái niệm, kí hiệu, biến số, tập giá trị, tập xác định của hàm số

I. Hàm số

Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số.

Kí hiệu: \(y = f\left( x \right)\).

Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.

Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi là tập giá trị của hàm số.

\(D\) được gọi là tập xác định của hàm số \(f\).

Tập xác định của hàm số \(y = f\left( x \right)\) là tập hợp tất cả các số thực \(x\)  sao cho biểu thức \(f\left( x \right)\) có nghĩa.

II. Đồ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên tập \(D\) là tập hợp tất cả các điểm \(M\left( {x;f(x)} \right)\) trên mặt phẳng toạ độ với mọi \(x \in D\).

Chú ý: Ta thường gặp đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) là một đường. Khi đó ta nói \(y = f\left( x \right)\) là phương trình của đường đó.

III. Sự biến thiên của hàm số

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\).

- Hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến (tăng) trên \(\left( {a;b} \right)\) nếu:

\(\forall {x_1},{x_2} \in K:{x_1} < {x_2} \Rightarrow f({x_1}) < f({x_2})\)

- Hàm số \(y = f\left( x \right)\) nghịch biến (giảm) trên \(\left( {a;b} \right)\) nếu:\(\forall {x_1},{x_2} \in K:{x_1} < {x_2} \Rightarrow f({x_1}) > f({x_2})\)

Chú ý:

- Đồ thị của một hàm số đồng biến trên khoảng (a, b) là đường “đi lên" từ trái sang phải

- Đồ thị của một hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) là đường “đi xuống" từ trái sang phải

Ví dụ:

Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = 2x - 1\). Hàm số này xác định trên \(\mathbb{R}\).

Lấy \({x_1};{x_2}\) là hai số tuỳ ý sao cho \({x_1} < {x_2}\) ta có:

\({x_1} < {x_2} \Rightarrow 2{x_1} < 2{x_2} \Rightarrow 2{x_1} - 1 < 2{x_2} - 1 \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)

Vậy hàm số đồng biến (tăng) trên \(\mathbb{R}\).