Bài tập cuối chương II

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Tóm tắt lý thuyết về bất phương trình bậc nhất hai ẩn: Dạng, miền nghiệm,...

I. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng: \(ax + by + c < 0,ax + by + c > 0,ax + by + c \le 0,ax + by + c \ge 0\)

trong đó \(a,b,c\) là những số thực đã cho, \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng \(0;\,\,x\) và \(y\) là các ẩn số.

- Mỗi cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) sao cho \(a{x_0} + b{y_0} < c\) gọi là một nghiệm của bất phương trình \(ax + by + c < 0\).

 Miền nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tập hợp điểm biểu diễn các nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn được gọi là miền nghiệm của bất phương trình.

2. Miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Quy tắc thực hành biểu diễn hình học tập nghiệm (hay biểu diễn miền nghiệm) như sau:

Bước 1. Vẽ đường thẳng \(\left( d \right):ax + by = c\)

Bước 2. Xét một điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) không nằm trên \(\left( d \right)\).

- Nếu \(a{x_0} + b{y_0} + c < 0\) thì nửa mặt phẳng (không kể bờ \(\left( d \right)\) chứa điểm \(M\) là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by + c < 0\).

- Nếu \(a{x_0} + b{y_0} + c > 0\) thì nửa mặt phẳng (không kể bờ \(\left( d \right)\) không chứa điểm \(M\) là miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by + c > 0\).

II. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Định nghĩa

Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y. Mỗi nghiệm chung của tất cả các bất phương trình đó được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

a) Miền nghiệm

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, tập hợp các điểm có toạ độ \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn được gọi là miền nghiệm của hệ bất phương trình đó.

Vậy miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ.

b) Cách xác định miền nghiệm

Để xác định miền nghiệm của hệ, ta dùng phương pháp biểu diễn hình học như sau:

- Bước 1: Xác định miền nghiệm của từng bất phương trình trong hệ và gạch bỏ miền còn lại.

- Bước 2: Tìm miền còn lại không bị gạch chính là miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

3. Áp dụng vào bài toán thực tiễn

Bài toán: Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức \(T\left( {x,y} \right) = ax + by\) với \(\left( {x;y} \right)\) nghiệm đúng một hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn cho trước.

- Bước 1: Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho. Kết quả thường được miền nghiệm \(S\) là đa giác.

- Bước 2: Tính giá trị của \(F\) tương ứng với \(\left( {x;y} \right)\) là tọa độ của các đỉnh của đa giác.

- Bước 3: Kết luận:

\( \bullet \) Giá trị lớn nhất của \(F\) là số lớn nhất trong các giá trị tìm được.

\( \bullet \) Giá trị nhỏ nhất của \(F\) là số nhỏ nhất trong các giá trị tìm được.