Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 1
Tiết 8
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thông qua tiết kiểm tra đanh giá sự nhận thức của hs từ đó phân chia mức độ tiếp thu bài của hs để rút ra kinh nghiệm giảng dạy trong những tiết sau.
2. Kĩ năng:
- HS giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong tự nhiên, đo được một số đại lượng vật lí, xác định dược một số thí dụ có liên quan trong cuộc sống.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc ,trung thực trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: đề kiểm tra
- HS: kiến thức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp
2. Phát đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Mức độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
CĐ thấp |
CĐ cao |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
||||||
Đo độ dài. Đo thể tích. |
1-nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. |
||||||||
Số câu. |
2 C1 |
2 |
|||||||
Số điểm. (%) |
3 30% |
3 30% |
|||||||
Khối lượng và lực. |
2-nêu được klượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. |
3-đo được khối lượng bằng cân. |
4-nêu được VD vềvật dứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương chiều,độ mạnh yếu của hai lực đó. |
5-nêu được VDvề tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. |
|||||
Số câu. |
1 C2 |
1 C4 |
1 C2 ,C3 |
1 C5 |
4 |
||||
Số điểm. (%) |
1 10% |
1 10% |
2 20% |
3 30% |
7 70% |
||||
Tổng |
1(1) 10% |
1(1) 10% |
3(5) 50% |
1(3) 30% |
6(10) 100% |
A. ĐỀ BÀI
I. Phẩn trắc nghiệm:
Câu 1: Em hãy chọn câu trả lời đúng.(1 điểm)
Trên hộp mứt tết có ghi 200g, số đó chỉ gì?
A. Sức nặng của hộp mứt tết.
B.Thể tích của hộp mứt.
C. Khối lượng của mứt ở trong hộp.
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
Câu 2: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau. (1 điểm)
Lực kéo; lực hút; lực đẩy; trọng lực; cân bằng. |
Một gầu nước treo đứng yên ở đầumột sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực (1)................................lực thứ nhất là (2)........................của dây gầu, lực thứ hai là(3).............................. của gầu nước.
II. Phần tự luận:
Câu3: (2 điểm)
Hãy kể tên các loại thước đo mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước đo khác nhau như vậy ?
Câu4: (1 điểm)
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước mà em biết .những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Câu 5: (2 điểm)
Nêu cách đơn giản để kiểm tra xem một cái cân có chính sác hay không?
Câu 6: (3 điểm)
Hiện tượng gì chứng tỏ khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn luôn có một lực tác dụng lên quả cầu.lực đó là lực gì ?
B. ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm:(2điểm)
Câu1:
Ý(c) 1điểm
Câu 2:
(1). Cân bằng (0,5điểm)
(2. Lực kéo của dây gầu. (0,25điểm)
(3). Trọng lực. (0,25điểm)
II. Phần tự luận:
Câu3: |
- Tên các loại thước đo là: thước dây, thước cuận,thước thẳng. - Sản xuất nhiều loại thước để phù hợp với các đối tượng cần đo. |
1 điểm 1 điểm |
Câu4: |
- Tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước: ca đong, can , bình chia độ, bình tràn... - Công dụng: +Ca đong, can... được dùng trong các gia đình. +Bình chia độ,bình tràn...đươc dùng trong các thí nghiệm. |
1 điểm 1 điểm |
Câu5: |
- Đem cân thử một quả cân hoặc một số vật đã biết. |
1 điểm |
Câu6: |
- Một quả cầu đang bay lên cao thì chuyển động cuả nó luôn luôn bị đổi hướng. - Điều đó chứng tỏ luôn luôn có lực tác dụng lên quả cầulàm đổi hướng chuyển động của nó. - lực này chính là lực hút của trái đất( Trọng lượng của vật. ) |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài Kiểm tra 1 tiết – Mẫu giáo án số 2
Tuần: 9
Ngày soạn:……..
Tiết: 9 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đã học
2. Kĩ năng:
Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh
3. Thái độ:
Trung thực , nghiêm túc trong kiểm tra
II/ Đề kiểm tra:
A. Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào nững câu trả lời đúng nhất của các câu sau đây:
Câu 1: Trên hộp mức tết có ghi 250g, số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mức
B. Thể tích của hộp mức
C. Khối lượng hộp mức
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mức
Câu2: Đơn vị của lực là:
A.Mét (m) B. Kilôgam (kg) C. Niutơn (N) D. Mét khối (m)
Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực :
A. Bằng nhau về độ lớn
B. Khác nhau về độ lớn
C. Bằng nhau về độ lớn, cùng chiều
D. Có độ lớn bằng nhau,cùng phương, ngược chiều
Câu 4: Người thợ rèn rèn một thanh sắt để làm một con dao , lực nào sau đây làm thanh sắt bị biến dạng ?
A. Lực mà thanh sắt tác dụng vào búa
B. Lực mà thanh sắt tác dụng vào đe
C. Lực mà búa tác dụng vào thanh sắt
D. Lực mà búa tác dụng vào đe
Hãy tìm từ ( hoặc cùm từ ) tích hợp để điền vào dấu ? các câu sau đây:
1.1kg = ?g 2.1g= ?mg
3.1m= ?lít4 1lit= ?ml
B. Phần tự luận:
Câu1: Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng làm vật chuyển động?
Câu 2: Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng làm vật bị biến dạng?
Câu 3: Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng vừa làm vật chuyển động, vừa làm vật bị biến dạng?
III/ Hướng dẫn tự học:
Bài sắp học: “Lực đàn hồi”
Câu hỏi soạn bài:
- Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng nó như thế nào?
- Lực đàn hồi và đặc điểm của nó?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm: (4đ) *Câu1: C (0.5) Câu2: C (0.5) Câu 3: D(0.5) Câu 4: C (0.5)
*1. 1kg= 1000g(0.5)2.1g =1000ml (0.5)
3. 1m= 1000lit(0.5)4.1lit =1000ml (0.5)
B. Phần tự luận: (6đ)
Câu 1:Quyển sách đặt trên bàn ta dùng tay đẩy quyển sách rơi xuống bàn (2)
Câu 2:Ta dùng tay kéo dây cao su lam dây cao su dãn ra(2)
Câu 3: Ta dùng tay ném mạnh viên phấn vào tường làm viên phấn vỡ ra(2)
IV/ Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------