Giáo án Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 4

Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Biết được chỉ số khối lượng trên túi đựng là gì ?

- Biết khối lượng của quả cân nặng 1kg

- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng cân Rôbécvan

- Đo được khối lượng của vật bằng cân

- Chia ra được ĐCNN và GHĐ của cân

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực .

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: cân Robecvan, hộp quả cân, vật thể cân (pin)

tranh vẽ các loại cân .

- HS: chuẩn bị bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm bài cũ: (5ph)

Giải bài tập: 4.1,4.2,4.3 trang 7 SBT

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (4ph)

Làm thế nào để biết bạn A nặng bao nhiêu ? Hộp sữa ông thọ nặng bao nhiêu ?

->Nói đến khối lượng . Khối lượng là gì ? Dùng cân như thế nào để đo khối lượng của 1 vật . (trong phòng TN).

- Hs nêu dự đoán.

 

Hoạt động 2 : Khối lượng –Đơn vị khối lượng (10ph)

- Tổ chức cho HS tìm hiểu số ghi khối lượng trên túi đựng hàng .

- Vận dụng các ý của C1 và C2 thực hiện C3 – C6

- Yêu cầu HS nêu đơn vị đo khối lượng.

- Cá nhân thực hiện C1-C2

-Từng cá nhân HS thực hiện C3 – C6

- Thảo luận nhóm để nhắc lại đơn vị đo khối lượng.

- Cá nhân điền vào chổ trống: 1kg….g

1tấn …….. kg

1gam = ….. kg

I. Khối lượng – Đơn vị đo khối lượng:

1.Khối lượng:

C1: 397g chỉ sức nặng của sữa chứa trong hộp.

C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi

C3 : 500g ; C4 : 397g

C5:………….Khối lượng

C6:………..lượng…………

2. Đơn vị đo khối lượng:

-Đơn vị chính đo khối lượng là kilôgam (kg)

-Một số đơn vị khác: gam(g); miligam(mg); héctôgam(lạng); tạ ; tấn (t)

Hoạt động 3 : Đo khối lượng(15ph)

- Yêu cầu HS thực hiện C7

- Cho HS tìm hiểu cân thật, hướng dẫn HS cách điều chỉnh kim cân về 0. Giới thiệu vạch chia trên thanh đòn

- Xác định GHĐ và ĐCNN của cân thật ?

- Yêu cầu các nhóm thực hiện C9

- Cho các nhóm tiến hành cân một vật .

- Nhận xét.

- Ngoài cân Rôbécvan còn loại cân nào khác không ?

- Yêu cầu HS thực hiện C11

- Cá nhân thực hiện

- Thảo luận nhóm trả lời

- Nhóm thực hiện

- Các nhóm thực hiện cân và đưa ra kết quả.

- Cá nhân thực hiện

II.Đo khối lượng:

1.Tìm hiểu cân Rôbécvan:

C7:

C8:

- GHĐ của cân Rôbécvan là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân hiện có. ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân hiện có.

2. Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật:

C9­:

(1)điều chỉnh vạch số 0

(2)vật đem cân

(3) quả cân

(4)thăng bằng

(5)đúng giữa

(6)quả cân

(7)vật đem cân

C10:

3. Các loại cân khác

C11:

H5.2 cân ytế; H5.4 cân tạ; H5.5 cân đòn; H5.6 cân đồng hồ.

Hoạt động 4: Vận dụng . (7ph)

- Yêu cầu các nhóm thực hiện C12

- Yêu cầu HS thực hiện C13

- Thực hiện theo nhóm

- Cá nhân thực hiện

III. Vận dụng:

C12:

C13:

5T chỉ dẫn xe có khối lượng trên 5 tấn không được qua cầu.

3. Củng cố. (2 ph)

- Củng cố lại nội dung chính của bài.

- Đọc ghi nhớ

- Đọc có thể em chưa biết.

4. Hướng dẫn học ở nhà (2 ph)

* Về nhà học bài.

-Làm BTVN: 5.1 -> 5.4SBT tr 8,9.

- Chuẩn bị bài mới: Lực. Hai lực cân bằng

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng – Mẫu giáo án số 2

Tiết 4:

Soạn:

Giảng:

Bài 5:

KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi cụ thể như : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì ?

- Trình bày được cách điều chỉnh số 0 của cân Robecvan.

2. Kĩ năng:
Đo được khối lượng một vật bằng cân.

3. Thái độ :

Hs tích cực trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Cân Robecvanvà một số quả cân.

2. Học sinh: Chialàm 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị giống như GV.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra:(6 phút )

a. Bài cũ:

GV: Có mâý cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Làm BT 4.2 SBT?

HS: Thực hiện

GV; Nhận xét, ghi điểm

3. Tình huống bài mới: (1 phút)

Trong cuộc sống khi các em đi chợ mua gạo, cá …,`khi bán người ta phài cân . Vậy cân có cấu tạo và cách cân như thế nào? Để hểu rõ , hôm nay ta vào bài mới :

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HỌAT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm khối lượng , đơn vị khối lượng : (7 phút)

GV: Trên hộp sữa có ghi 397g , số đó chỉ gì ?

HS: Sức nặng của hộp sữa.

GV: Trên vỏ hộp bột giặt Ômô có ghi 500g , số đó chỉ gì ?

HS: Khối lượng hộp bột giặt.

GV: Treo bảng phụ ghi các C3,C4 ,C5, C6 lên bảng và gọi hs lên bảng điền vào.

HS: Thực hiện

GV:Đơn vị thường dùng của khối lượng là gì ?

HS:Kilogam

GV:Ngoài kilôgam ra còn có đơn vị nào nữa ?

HS: Gam ,miligam, tấn,tạ, yến.

GV: Cho hs viết các kíhiệu của các đơn vị này.

GV : Cho biết mối quan hệ của các đơn vị này.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng ( 10 phút )

GV: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?

HS: Cân

GV: Đưa ra cân Robecvan cho hs quan sát.

GV: Em hãy cho biết cấu tạo của cân này ?

HS: Mô tả như ở câu C7 SGK

GV: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này ?

HS: Trả lời

GV:Giảng cho hs hiểu cách dùng cân Robécvan để cân vật.

HS : quan sát

GV :Em hãy lên bảng điền vào chỗ trống câu C9 ?

HS: Thực hiện

GV; Cho hs thực hành cân vật bằng cân Robecvan

HS: thực hịên

GV: Cho hs quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5 ;5.6 SGK

HS : Quan sát

GV: Em hãy cho biết tên của các loại cân này ?

HS: Trả lời

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dung: (10 phút)

GV;Về nhà em quan sát GHĐ và ĐCNN của cân mà bố mẹ em dùng

GV: Trước cái cầu có ghi 5t trên tấm biển. Vậy chữ 5t có nghĩa gì ?

HS: Nghĩa là trọng tải của cầu là 5t

I/ Khối lượng, đơn vị khối lượng

1.Khối lượng :

C1: Khối lượng tịnh 397kg chỉ khối lượng sữa trong hộp.

C2:500g chỉ khối lượng bộtgiặt trong túi

C3: 500g

C4:397g

C5 : Khối lượng.

C6: Lượngchất

2. Đơn vị khối lượng:

Đơn vị khối lượng là Kilôgam (kg)

Ngoài ra còn có các đơn vị khác là: gam (g) , miligam(mg), tấn (t)

1kg=1000g

1g=1000mg

1tấn = 1000kg

II/Cách đo khối lượng :

1.Tìm hiểu cân Robecvan :

C7: SGK

C8: SGK

2. Cách dùng cân Robecvan

C9: (1)Điều chỉnh số O

(2)Vật đem cân

(3)Quả cân

(4)Thăng bằng

(5)Đúng giữa

(6)Quả cân

(7)Vật đem cân

III/ Vận dụng:

C13: Nghĩa là khối lượng tối đa mà cầu chịu được là 5t .

HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (10 phút )

1. Củng cố

Hệ thống lại kiến thức chính của bài . Hướng dẫn hs làm BT 5.1SBT

2. Hướng dẫn tự học;

a. Bài vừa học :- Học thuộc ghi nhớ SGK

- Làm BT 5.2;5.3;5.4;5.5

b. Bài sắp học :“Lực – Hai lực cân bằng”

Câu hỏi soạn bài : -Thế nào là hai lực cân bằng?

IV/ Bổ sung :

----------------------------------------------------------------------------------------------------