Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng mới nhất– Mẫu giáo án số 1
TIẾT 15
BÀI 14 : MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rỏ được lợi ích của chúng.
- Biết sử dụng hợp lý mặt phẳng nghiêng trong từng trường hợp.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng lực kế.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:
Mỗi nhóm HS : 1 lực kế, quả nặng 2N, mặt phẳng nghiêng, phiếu học tập
- HS: chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5ph):
- Khi kéo một vật có khối lượng 2kg lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu ? Kể tên các loại máy cơ đơn giản thườngdùng . Nêu một trường hợp cụ thể có sử dụng máy cơ đơn giản
2. Bài mới:
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (2ph) |
||
- GV treo hình 14.1 và nêu những khó khăn khi kéo vật lên trực tiếp . - Tình huống: Nếu dùng mpn để kéo vật lên liệu có dễ dàng hơn không ? Lực kéo vật lên trên mpn sẽ ntn so với P của vật ? |
- Tiếp thu tình huống. |
|
Hoạt động 2 : Đặt vấn đề (2ph) |
||
- Cho hs đọc câu hỏi đặt vấn đề ở SGK . Yêu cầu hs dự đoán câu trả lời . -> Để kiểm tra dự đoán theo các em ta làm như thế nào ? - Theo các em trong TN kiểm trata cần dùng những dụng cụ nào ? - Cho HS nếu phương án TN - GV nx dự đoán và điều chỉnh phương án TN . |
- Cá nhân dự đoán 2 đáp án. - Nêu được 2 vấn đề: + Dùng mpn lực kéo vật ntn so với p của vật. + Độ nghiêng của mpn ảnh hưởng ntn đến lực kéovật . -Hs TL -Hs lắng nghe. |
1. Đặt vấn đề: |
Hoạt động 3 : Tổ chức làm thí nghiệm (25ph) |
||
- Nêu dụng cụ TN? - Các bước tiến hành TN? - Yêu cầu HS trả lời C2 - Nêu mục đích TN và dự đoán? -Cho HS nhận dụng cụ TN - Yêu cầu HS làm TN -> ghi kết quả ra bảng giấy -> đại điện trình bày lên bảng báo cáo . - Lưu ý HS cách cầm lực kế // với mpn. - Thực hiện với 3 độ cao: 10, 15,5cm. - GV treo bảng 14.1 gọi đại diện nhóm hs lên ghi kết quả -> các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - GV nêu một số nguyên nhân dẫn đến sai lệch của các nhóm . -Nhận xét lực kéo vật lên trực tiếp so với lực kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiệng ? |
- Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV - C2: Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng hoặc - Tăng độ dài mặt phẳng nghiêng hoặc - Vừa giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng vừa tăng độ dài mặt phẳng nghiêng. Dự đoán - Hs TL. - Đại diện nhóm nhận dụng cụ TN - Thực hiện TN theo nhóm theo hướng dẫn của GV. - Hs thực hiện. - Các nhóm thảo luận nhận xét rút ra kết luận |
2. Thí nghiệm : Bảng kết quả thí nghiệm 3. Rút ra kết luận: - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng đó càngnhỏ |
Hoạt động 4 : Vận dụng (6ph) |
||
- Yêu cầu HS trả lời C3, C4, C5 - GV nx, chốt lại. |
- Cá nhân trả lời C3, C4 - Nhóm thực hiện C5 - Hs lắng nghe. |
4. Vận dụng: C3: Dốc cầu, đường dẫn xe lên nhà … C4: Dốc thoai thoải tức độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ (người đi đỡ mệt) C5: c)F < 500N |
3. Củng cố (4ph)
- Củng cố lại nội dung chính củabài.
- Đọc ghi nhớ – ghi vào vở, đọc có thể em chưa biết.
4. Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
* Về nhà học bài. Đọc thêm.
Làm BTVN: 14.1 -> 14.4SBT
Chuẩn bị bài mới: Đòn bẩy
Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng – Mẫu giáo án số 2
Tuần:15
Ngày soạn :…….
Tiết:15 MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ về sử dung mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ trõ lợi ích của chúng
2. Kĩ năng:
biết được sử dụng MPNtrong trường hợp
3. Thái độ:
Tập trung, ổn định trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Một mặt phẳng nghiêng, lực kế ,quả nặng tranh vẽ hình 14.114.3
2. Học sinh:
Chia làm 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị như GV
III/Giảng dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
a. Bài cũ:
GV: Hãy nêu phần “ghi nhơ” bài“máy cơ đơn giản” làm bài tập 14.1; 14.3SBT
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
b. Sự chuẩn bị của hs cho bài mới:
3. Tình huống bài mới:
Treo hình 14.1 lên bảng. Làm cách nào để đưa ống bê tông lên bờ ? Một số người quyết định vạt bờ dùng MPN để kéo lên ,liệu làm như vậy có dễ dàng hơn không ?
4. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề : GV: Để kéo ống bêtông lên bằng MPN thì có làm giảm lực kéo không ? HS: Có GV: Để giảm lực kéo nên tăng hay giảm độ nghiêng của MPN? HS: Giảm HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu phần thí nghiệm : GV : Cho HS kẻ bảng 14.1 sgk vào vở GV:Hướng dẫn hs làm TN như hình 14.2 sgk HS :Thực hiện GV: Cho hs đo trọng lượng vật HS:Thực hiện GV: Em hãy chỉnh độ cao của mặt phẳng nghiêng chia làm 3 lần : Lần 1 : Cao5cm , lần 2: Cao 10cm , lần3: Cao 20cm GV: Trong 3 độ cao này thì lực kéo ở độ cao nào lớn nhất ? HS:20cm GV : Trong TN trên để giảm độ cao của MPN ta làm cách nào ? HS :Tăng chiều dài hoặc tăng chiều cao của MPN GV: Em nào hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài? HS: Dùng MPN kéo ống bê tông lên dễ dàng hơn HOẠT ĐỘNG 3 :Tìm hiểu bước vận dụng: GV: Hãy nêu hai ví dụ về sử dụng MPN trong thực tế ? HS :Trả lời GV: Tại sao khi đi lên dốc càng mai mải càng dễ đi hơn ? HS: Vì độ nghiêng giảm GV: Cho hs thảo luận C5 HS: Thảo luận một phút GV :Chúng ta chọn lực là bao nhiêu ? HS:F nhỏ hơn 500 N |
I/Đặt vấn đề: (sgk) II/Thí nghiệm: C2: Tăng độ dài mặt phẳng nghiêng, giảm độ cao của tấm kê *Kết luận: (sgk) III/Vận dụng: C3: Dùng tấm ván để đưa thùng dầu lên cao. Dùng tấm ván để đưa xe máy lên nền nhà C4: Dốc càng thôi thoải ,độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ C5: F <500N |
HOẠT ĐỘNG 4 :Củng cố và hướng dẫn tự học :
1.Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức vừa học
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 14.1 SBT
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
Học thuộc lòng “ghi nhớ” sgk
Làm bài tập 14.2; 14.3;14.4SBT
b. Bài sắp học “đoàn bẩy”
*Câu hỏi soạn bài:
- Cấu tạo của đoàn bẩy như thế nào?
- Đòn bẩy giúp làm việc dễnhư thế nào?
IV/ Bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------