Giáo án Vật lý 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng mới nhất

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng mới nhất – Mẫu giáo án số 1

TIẾT 5

Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các ví dụ về lực đẩy, lực kéo vàchỉ ra phương và chiều của các lựcđo.

- Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng, làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển đông.

- Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của lực .

2. Kĩ năng:

- Biết cách lắp bộ thí nghiệm sau khi nghiên cứu kênh hình

3. Thái độ:

- Nghiên cứu hiện tượng

II. CHUẨN BỊ:

-GV: mỗi nhóm : 1 xe lăng, 1 lò xo tròn, 1 thanh nam châm, 1 quả nặng, 1 giá đỡ

-HS: chuẩn bị bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm bài cũ:(5ph)

HS1:Nêu cách cân một vật bằng cân Rôbécvan.

Làm BT 5.3 câu a,b,c

HS2: Dùng cân để làm gì ? Nêu đơn vị đo khối lượng ? Kể tên các loại cân thường gặp ?

Làm bt 5.3 d,e,f

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3ph)

Dùng hình ảnh ở đầu bài gây sự chú ý tác dụng đẩy hoặc kéo vật.

? Lực là gì

-Hai học sinh trả lời nhận xét .

 

Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm lực (8ph)

- Hướng dẫn HS lần lượt làm các TN H6.1, H6.2 , H6.3.

-Chú ý cho HS thấy được sự kéo , đẩy , hút …của lực .

- Tổ chức HS thảo luận câu C4 .

->Lực là gì?

-Nhóm học sinh làm 3 TN, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét .

-Đại diện nhóm trả lời C1, C2 , C3 .

- Cá nhân học sinh chọn từ điền và trình bày ở bảng con .

-Vài HS rút ra kết luận

I. Lực:

1. Thí nghiệm:

C1: lò xo lá tròn tác dụng lực đẩy đẩy xe ra xa.

C2: Lò xo tác dụng lực kéo kéo kéo xe về phía lò xo

C3: Nam châm tác dụng lực hút hút quả nặng về phía nam châm

C4: (1) lực đẩy; (2) lực ép (3)lực kéo; (4) lực kéo; (5) lực hút.

2. Rút ra kết luận:

Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

Hoạt động 3 : Nhận xét về phương và chiều của lực (12ph)

- TN H6.1 : Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có hướng như thế nào ?

- TN H6.2 : Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có hướng như thế nào ?

-> Mỗi lực có phương và chiều xác định .

-Hướng dẫn HS câu C5.

- Cá nhân thực hiện

Cần nắm: 

Ảnh đính kèm

- Trả lời C5 .

Thảo luận lớp thống nhất ý kiến .

II. Phương và chiều của lực:

Mỗi lực có phương, chiều xác định.


C5:

Phương ngang - chiều từ trái sang phải

Hoạt động 4: Nghiên cứu hai lực cân bằng.(10ph)

- Hướng dẫn HS trả lời câu C6 , C7.

-Yêu cầu HS thực hiện C8

-Tổ chức thảo luận lớp và hợp thức hoá trước toàn lớp kiến thức về hai lực cân bằng .

- Quan sát hình 6.4 , thảo luận (3’) để nêu những nhận xét cần thiết.

- Cá nhân thực hiện C8

III. Hai lực cân bằng :

C6:

Đội bên trái mạnh hơn day chuyển động về bên trái. Đội bên trái yếu hơn dây chuyển động về bên phải. Hai đội mạnh ngang nhau sợi dây đứng yên.

C7:

Có cùng phương nằm ngang và ngược chiều nhau.

C8:

1. cân bằng

2. đứng yên

3. chiều

4. phương

5. ngược chiều

Hoạt động 5 : Vận dụng (5ph)

- Hỏi và uốn nắn các câu trả lờicủa HS.

- Cá nhân thực hiện C9, C10.

VI. VẬN DỤNG:

C9:

a) lực đẩy

b) lực kéo

C10:

3. Củng cố. ( 1 ph)

- Củng cố lại nội dung chính của bài.

- Đọc ghi nhớ – ghi vào vở

- Đọc có thể em chưa biết.

4. Hướng dẫn học ở nhà. ( 1 ph)

- Học bài, bài 1 -> 6 Kiểm tra 15 phút .

- Làm BTVN: 6.1 -> 6.4 SBT tr 9.10.11.

- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Giáo án môn Vật lý lớp 6 Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng – Mẫu giáo án số 2

Tuần: 6

Ngày soạn :…….

Tiết: 6 LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

I/ Muc tiêu:

1. Kiến thức:

Chỉ ra được ví dụ về lực đâỷ ,lực kéo ,chỉ ra được phương và chiều của lực

Nêu được ví ụuvề hai lực cân bằng

2. Kĩ năng:

Làm được các TN ở SGK

3. Thái độ:

Hs tích cực , tập trung trong học tập

II/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

Một xe lăn, một lò xo tròn,một lò xo mềm dài khoảng 10cm, một quả gia trọng bằng sắt ,một cái giá kẹp để giữ lò xo.

2. Học sinh:

Nghiên cứu kĩ SGK

III/ Giảng dạy :

1. Ổn dịnh lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra: (5 phút )

a. Bài cũ:

GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” bài” Khối lượng – đo khối lượng” ?

HS: Trả lời

GV; Nhận xét , ghi điểm

b. Sự chuẩn bị củahs cho bài mới:

3.Tình huống bài mới: (1phút )

Nêu tình huống như ghi ở SGK

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu về lực (13 phút)

GV: Bố trí TN như hình 6.1SGK

HS: quan sát

GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo ?

HS: Xe tác dụng vào lò xo , lò xo cũng tác dụng lại xe một lực

GV: Em thấy lò xo như thế nào ?
HS; Biến dạng

GV : Bố trí TN như hình 6.2 SGK

HS: Quan sát

GV: Hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe khi kéo xe dãn ra?

HS:Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xe tác dụng lên lò xo

GV; Hướng dẫn hs làm TN như hình 6.3 SGK

GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả cầu ?

HS : Trả lời

GV: Hãy chọn từ trong khung để điền vào chỗ trống đó ?

HS:Lên bảng thực hiện

GV: Qua bài này ta rút đượckết luận gì ?

HS ; Nêu kết luận

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương và chiều của lực :( 5 phút )

GV: Để hiểu rõ phương và chiều của lực ta làm lại TN hình 6.1 và 6.2 sgk

HS: Quan sát TN

GV: Hãy xác định phương và chiều của lực do lò xo tác dụng lên xe lăn ?

HS : trả lời

GV :Hãy xác định phương và chiều của lực do NC tác dụng lên quả nặng ?

HS: Phương song song vơí trục cuả nam châm , chiều từ trái sang phải

HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu hai lực cân bằng :( 5 phút)

GV: Quan sát hình 6.4 và hãy dự đoán xem sợi dây dịch chuyển như thế nào nếu đội trái mạnh hơn đội phải , đội phải mạnh hơn đội trái , hai đội bằng nhau ?

HS: Trả lời

GV:Hãy xác định phương và chiều của lực mà hai đội tác dụng vào dây?

HS: Cùng phương nhưng lực ngược nhau

GV: Treo bảng phụ đã kẻ sẵn câu C8 lên bảng và gọi hs lên bảng thực hiện

HS: thực hiện

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu bước vận dụng :(10 phút )

GV:Hãy quan sát hình 6.5 và hãy điền vào chỗ trống từ thích hợp ?

HS: Lực đẩy

GV: Hãy quan sat hình 6.6 và hãy điền vào chỗ trống thích hợp ?

HS: lực kéo

GV:Hãy tìm 1 ví dụ về hai lựccân bằng ?
HS: Quyển sách đặt trên bàn quả bóng đang treo .

I/ Lực:

1.Thí nghệm:

C1: Lò xo tác dụng trở lại xe một lực bằng lực đẩy xe cho lò xo ép lại

C2 : Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xetác dụng tác lên lò xo

C3: Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực bằng lực quả nặng tác dụng lên nam châm

C4:(1): Lực đẩy

(2):Lực ép

(3):Lực kéo

(4):Lục kéo

(5):Lực hút

2.Kết luận: (SGK )

II/ Hai lực cân bằng:

C6:Dây chuyển động sang tráinếu đội trái mạnhhơn , dây chuyển động sang phải nếu đội phải mạnh hơn ,dây đứng yên nêu hai độibằng nhau

IV/Vận dụng:

C8:

(1)Cân bằng

(2)Đứng yên

(3)Chuều

(4)Phương

(5)Chiều

C9:a. Lực đẩy

b.Lực kéo


HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (5 phút )

1. Củng cố:

Hướng dẫn hs làm BT 6.1 và6.2SBT

2. Hướng dẫn tự học:

a. Bàivừa học:

Học thuộc phần “ghi nhớ ” SGK . Làm BT 6.3; 6.4; 6.5 SBT

b. Bài sắp học: “Tim hiểu kết quả tác dụng của lực”

*Câu hỏi soạn bài:

Khi có lực tác dụng lên một vật thì nó có thể gây ra kết quả gì?

IV/ Bổ sung:

----------------------------------------------------------------------------------------------------